Kể từ ngày 25/7 tới nay, Việt Nam liên tục ghi nhận các ca bệnh Covid-19 mới trong cộng đồng tại các địa phương, trong đó có ổ dịch Đà Nẵng với hơn 300 ca mắc mới.
Sáng 22/8, Việt Nam không ghi nhận thêm các ca bệnh mới, số bệnh nhân vẫn giữ nguyên là 1.009 trường hợp.
Nhân viên y tế phun khử trùng đồ đạc trong khu cách ly (Ảnh: TTXVN)
>>Xem thêm: Thứ trưởng Bộ Y tế xúc động chia sẻ về trường hợp qua đời vì Covid-19
Không có thêm bệnh nhân mắc Covid-19 được ghi nhận
Theo đó, sáng 22/8 là buổi sáng thứ 2 liên tiếp Việt Nam không ghi nhận thêm các ca mắc Covid-19 mới, trong khi số bệnh nhân được chữa khỏi và công bố khỏi bệnh tăng lên so với ngày 21/8.
Bác sĩ chăm sóc cho bệnh nhân mắc Covid-19 (Ảnh: Báo Quốc tế)
Cả nước hiện có 1.009 ca bệnh Covid-19, trong đó có 545 người được chữa khỏi hoàn toàn, cùng với đó là 438 bệnh nhân khác đang tiếp tục được điều trị ở các cơ sở y tế. Bên cạnh đó, có 25 trường hợp được xác định là không qua khỏi do mắc Covid-19 trên nền nhiều bệnh lý nghiêm trọng.
>>Đừng bỏ lỡ: TP.HCM: Ca tái mắc Covid-19 không lây nhiễm từ cộng đồng
Ổ dịch Hải Dương, Đà Nẵng cơ bản được kiểm soát
Trước đó vào chiều 21/8, báo cáo tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch Covid-19, lãnh đạo Bộ Y tế nhận định tình hình dịch tại 2 ổ dịch lớn là Hải Dương và Đà Nẵng đã cơ bản được kiểm soát.
Số ca mắc Covid-19 trong những ngày gần đây tại 2 ổ dịch này đã giảm xuống, trong khi số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh tăng lên.
Nhân viên y tế thảo luận về tình hình bệnh nhân Covid-19 (Ảnh: Báo Quảng Ngãi)
Hiện công tác truy vết, khoanh vùng các ca bệnh vẫn tiếp tục được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo không để lọt thêm ca bệnh nào có nguy cơ lây lan cho cộng đồng. Việc cách ly cho các trường hợp có liên quan tới bệnh nhân Covid-19 cũng được chú trọng nhằm xử lý kịp thời các tình huống có thể xảy ra.
>>Bạn có biết: Ghi nhận thêm 2 ca mắc Covid-19 mới, cả nước có 1.009 bệnh nhân
Những việc cần làm khi có biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở
Khi thấy bản thân có triệu chứng ho, sốt, đau họng và khó thở, mỗi người cần thực sự bình tĩnh để thực hiện theo đúng các khuyến cáo của Bộ Y tế, hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ lây nhiễm cho những người xung quanh.
- Cụ thể, đeo khẩu trang ngay, tự cách ly ở một phòng riêng biệt, thoáng khí hoặc giữ khoảng cách 2m với những người xung quanh.
- Gọi điện ngay tới đường dây nóng của cơ quan y tế nơi gần nhất để được tư vấn, hướng dẫn kiểm tra các biểu hiện bệnh và cách ly tại nơi cư trú.
- Dùng khăn giấy, khăn vải, tay áo,... che kín mũi, miệng khi ho, hắt hơi. Thải bỏ khẩu trang, giấy và sau khi sử dụng vào thùng rác có nắp đậy kín.
Mọi người đeo khẩu trang khi tới nơi công cộng để phòng dịch (Ảnh: Tuổi Trẻ)
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch hoặc với dung dịch sát khuẩn có chứa cồn.
- Không dùng chung các đồ dùng cá nhân như cốc, bát, đũa với những người khác.
- Hạn chế sử dụng phương tiện công cộng, không tới những nơi tập trung đông người như trường học, bệnh viện, siêu thị, nhà ga, bến xe,...
- Thông báo với nơi làm việc để có biện pháp xử lý kịp thời, tạm nghỉ việc (nếu cần) cho tới khi có kết luận của cơ quan y tế.
Mỗi người không nên hoang mang, lo lắng, cần tự nâng cao ý thức phòng dịch để cùng chung tay đẩy lùi dịch Covid-19 ra khỏi nước ta.
Hà Nội tạm dừng phố đi bộ Hồ Gươm để phòng dịch
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, UBND TP Hà Nội mới dây đã ban hành thêm quyết định để phòng, chống dịch.
Theo đó, kể từ ngày 21/8, phố đi bộ Hồ Gươm cùng khu vực chợ đêm phố cổ sẽ tạm dựng hoạt động cho tới khi có thông báo tiếp theo.
Đây là biện pháp được đưa ra để phòng dịch Covid-19, hạn chế đến mức thấp nhất việc tụ tập đông người tại một khu vực gây mất an toàn...>>ĐỌC THÊM