Khám phá thú tiêu khiển độc đáo của vua chúa triều Nguyễn

17:00 24/06/2016

Tập đầu tiên chương trình "Sẵn sàng khám phá" phát sóng trên YanTV là hành trình thực hiện điều ước và trải nghiệm một chuyến du lịch đáng nhớ tại Huế của đội 1 gồm C-Tút, Phương Ti Ti và Trúc Mây. Cũng trong tập phát sóng này, 3 nhân vật đã tái hiện lại một phần cuộc sống sung túc và vương giả của vua chúa triều Nguyễn trong hoàng thành Huế. Cùng "Sẵn sàng khám phá" tìm hiểu nhé.

Thả diều nghệ thuật

Thả diều là một thú chơi của trẻ mục đồng có từ xa xưa ở Việt Nam, nhưng để nâng cánh diều lên thành một thú chơi nghệ thuật, không phải nơi nào cũng làm được. Ở Huế, từ hơn 300 năm trước, thú chơi thả diều đã được các ông hoàng, bà chúa triều Nguyễn tổ chức thành những lễ hội hoành tráng trong các dịp lễ, tết… Thời vua Đồng Khánh, vua Bảo Đại, còn tổ chức các cuộc thi thả diều có giải thưởng.

3 bạn trẻ của đội 1 đã có một buổi thả diều giữa hoàng thành thật đáng nhớ, trong trang phục vua chúa cùng cánh diều nghệ thuật, không khí vui đùa của các hoàng tử, công chúa đã được tái hiện sinh động.


C-Tút, Phương Ti Ti, Trúc Mây cùng nhau chuẩn bị diều cho đội mình.
C-Tút, Phương Ti Ti, Trúc Mây cùng nhau chuẩn bị diều cho đội mình.


Phương Ti Ti thử tài thả diều trong hoàng thành Huế.
Phương Ti Ti thử tài thả diều trong hoàng thành Huế.


Trúc Mây cũng ra sức giúp đỡ đồng đội.
Trúc Mây cũng ra sức giúp đỡ đồng đội.

Nhã nhạc cung đình

Nhã nhạc cung đình Huế được biểu diễn vào các dịp lễ hội (vua đăng quang, băng hà, các lễ hội tôn nghiêm khác) trong năm của các triều đại nhà Nguyễn của Việt Nam. Nhã nhạc đã được phát triển từ thế kỷ 13 ở Việt Nam, đến thời nhà Nguyễn thì Nhã nhạc cung đình Huế đạt độ chín muồi và hoàn chỉnh nhất. Đây là một sự kế thừa, kể từ khi những dàn nhạc xuất hiện dưới dạng tác phẩm chạm nổi trên các bệ đá kê cột chùa thời Lý, thế kỉ XI-XII, đến lúc ông vua cuối cùng triều Nguyễn thoái vị vào giữa thế kỷ XX.

Được tham gia vào một phần trình diễn nhã nhạc hiếm hoi, 3 thành viên đội 1 có cơ hội trải nghiệm nhịp phách tiền và anh chàng C-Tút còn trổ tài beatbox hiện đại kết hợp với loại hình âm nhạc dân tộc đầy độc đáo.


Nhã nhạc được trình diễn trước sự thưởng thức của 3 bạn trẻ.
Nhã nhạc được trình diễn trước sự thưởng thức của 3 bạn trẻ.


C-Tút, Phương Ti Ti, Trúc Mây say sưa thưởng thức loại hình nghệ thuật độc đáo.
C-Tút, Phương Ti Ti, Trúc Mây say sưa thưởng thức loại hình nghệ thuật độc đáo.


Sau đó, cả 3 cùng học chơi phách tiền.
Sau đó, cả 3 cùng học chơi phách tiền.

Yến tiệc hoàng cung

Ngoài ra, C-Tút, Phương Ti TiTrúc Mây đã được thưởng thức những món ăn “chuẩn” cung đình của vua chúa triều Nguyễn. Cùng tìm hiểu về những gì sẽ có trong một buổi yến tiệc nhé.


C-Tút, Phương Ti Ti, Trúc Mây đã có buổi yến tiệc vô cùng thịnh soạn.
C-Tút, Phương Ti Ti, Trúc Mây đã có buổi yến tiệc vô cùng thịnh soạn.

Món khai vị: Gắp tư dùng với đồ chua. Món ăn làm từ tôm đất tự nhiên của Huế, ướp với nước mắm, hành, tiêu, mỡ xắt chỉ trộn đều, lăn dài kẹp lại trong cây đũa bằng lồ ô dài chẻ làm tư. Sau đó đem hấp chín, nướng lại cho vàng để làm món khai vị dùng kèm đồ chua.


Gắp tư dùng với đồ chua.
Gắp tư dùng với đồ chua.

Món thứ hai: Hải sâm nấu với tôm ba oản và rau củ. Đây là một món ăn cao lương mĩ vị từ nguyên liệu quý giá đến nghệ thuật nấu nướng. Hải sâm được chọn để nấu phải là hải sâm Phú Quốc, tôm ba oản là một loại tôm rêu, viên tròn nhỏ. Món ăn đặc biệt hơn là ở nước dùng được chế biến rất công phu, sá sùng Quảng Ninh và cồi sò điệp ở Khánh Hòa được hầm 1 ngày đêm để tạo nên vị ngọt, mặn tự nhiên, không cần nêm thêm gia vị.


Hải sâm nấu với tôm ba oản và rau củ.
Hải sâm nấu với tôm ba oản và rau củ.

Món thứ ba: Bánh khoai tía và bánh kê. Bánh khoai tía làm từ bột nếp ngon đặc sản của làng Hương Cần (xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế), nhồi với khoai tía để tạo hương thơm và màu sắc tự nhiên, nhân thập cẩm gồm tôm đất tươi, thịt heo cỏ, măng mạnh tông, nấm mèo giòn. Bánh kê làm từ loại kê vàng nhỏ hột đúng mùa của Huế (là loại kê thơm dẻo nhất). Bánh này có nhân chay gồm: đậu xanh, đậu khuôn, đặc biệt có nấm hương rừng nên rất thơm.


Bánh khoai tía và bánh kê.
Bánh khoai tía và bánh kê.

Món thứ tư: Gỏi gà Huế, tương tự như món bún thang của miền Bắc. Thành phần là thịt gà tơ xé sợi, miến song thần làm từ đậu xanh cùng chả lụa, trứng gà, thịt heo... xắt nhỏ. Kèm thêm mè, đậu phụng, bánh tráng gạo bẻ nhỏ bỏ lên trên. Món ăn được kết hợp với một ít nước dùng hầm từ xương gà cô đặc.


Gỏi gà Huế.
Gỏi gà Huế.

Món thứ năm: Vịt lọng - xôi hong được làm từ vịt bầu làm sạch, lọng xương (rút hết xương). Sau đó dùng lòng gà băm nhỏ trộn với trứng, nấm mèo nhồi vào bụng vịt. Vịt sau khi được nhồi xong sẽ dùng lá dứa (một loại lá thơm) để ràng (quấn) lại rồi cho vào nồi hong chung với xôi cho đến khi vịt và xôi đều chín. Đặc biệt, khi cho vịt vào nồi không để nằm úp mà phải để ngửa, như vậy những nguyên liệu được nhồi vào trong sẽ không rơi ra ngoài.


Vịt lọng - xôi hong.
Vịt lọng - xôi hong.

Cuối cùng là món Bánh màu pháp lam. Đây là loại bánh màu có khuôn bên ngoài bằng giấy ngũ sắc của làng Thanh Tiên, Huế với bảng màu chính trong nghệ thuật pháp lam Huế. Bánh ở trong thì làm với bột nếp thơm của mùa mới, cùng với dưa hấu ngào và hạt dưa. Bánh có vị ngọt thanh, hương thơm mát dịu. Đây là loại bánh tráng miệng dùng với trà thơm.


Bánh màu pháp lam.
Bánh màu pháp lam.

Đón xem Sẵn sàng khám phá để biết thêm về các câu chuyện cực vui và đầy thú vị mà các bạn trẻ đã trải qua để thực hiện những điều ước của tuổi trẻ nhé.

SẴN SÀNG KHÁM PHÁ phát sóng vào lúc 20h Thứ 4 hàng tuần trên YanTV.

Về Sẵn sàng khám phá

Sẵn sàng khám phá – hành trình khám phá với những trải nghiệm bất ngờ và thú vị trải dài từ kinh đô cổ kính Huế, vượt qua những hang động ở Quảng Bình, nối gót đến thảo nguyên xanh rì ở Hòa Bình cho đến cao nguyên thơ mộng ở Mộc Châu. Chương trình sẽ là cơ hội để các bạn trẻ sống hết mình và tự do theo-cách-mình-muốn với tinh thần “Fresh & Free” - Tôi trẻ, tôi tự do, tôi Sẵn sàng khám phá

Đừng bỏ lỡ những thông tin mới nhất về chương trình trên fanpage của YanTV bạn nhé!