Rộ hình ảnh hộp khẩu trang toàn bìa cứng khiến dân tình xôn xao

18:00 15/03/2020

Tài khoản T.T. gần đây đã chia sẻ hình ảnh những chiếc khẩu trang chứa đầy bìa cứng kèm theo một câu chuyện khá bức xúc giữa mùa dịch Covid-19.

Theo đó, người chị làm chung công ty với người này có đặt mua khẩu trang online và kết quả là khi nhận hàng, bên trong chỉ toàn giấy bìa cứng.

 
Bài viết thu hút hơn hàng chục nghìn lượt tương tác.
Bài viết thu hút hơn hàng chục nghìn lượt tương tác.

 
Shipper giao hàng đến, người phụ nữ hoảng hốt khi bên trong toàn là giấy.
Shipper giao hàng đến, người phụ nữ hoảng hốt khi bên trong toàn là giấy.

 
Cả khổ chủ và các anh shipper đều không biết xử lý ra sao với đống hàng này.
Cả khổ chủ và các anh shipper đều không biết xử lý ra sao với đống hàng này.

Được biết mỗi hộp thế này có giá khoảng 50.000 đồng. Rẻ hơn rất nhiều so với thị trường.Được biết mỗi hộp thế này có giá khoảng 50.000 đồng. Rẻ hơn rất nhiều so với thị trường.

Thông tin này chỉ do một tài khoản đăng tải lên Facebook, chưa được kiểm chứng là thật hay giả. Tuy nhiên nhìn những hình ảnh này, nhiều người vẫn bày tỏ sự bức xúc và tranh cãi dữ dội.

>>> Xem thêm: Rùng mình với cách làm khẩu trang tái chế mùa dịch

"Của rẻ là của ôi. Cứ ra cửa hàng mua cho chắc ăn"

Ngay khi câu chuyện được chia sẻ, đông đảo dân mạng đã nêu ý kiến của mình. Không ít người cho rằng người mua hàng cần tỉnh táo, kiểm tra nguồn gốc nơi mua kĩ lưỡng trước khi đặt.

Trong khi đó, số khác lên án hành động trục lợi trong mùa dịch và bày tỏ sự bức xúc của mình.

"Cũng là lỗi của khách hàng ham rẻ. Rẻ không bao giờ là thật."

"Của rẻ là của ôi. Cứ ra cửa hàng mua cho chắc ăn. Trong lúc khẩu trang đang là mặt hàng hot thì nên nhớ là giá của nó không thể rẻ và dễ ăn như vậy."

"Mấy ngày qua cứ rầm rộ khẩu trang y tế 3-4 lớp hộp 50 cái giá 75k. Chia sẻ bài viết là được mua, thế mà nhiều người vẫn tin chia sẻ rần rần."

"Tôi nói thật chứ. Thời đại 4.0 rồi. Đã mua hàng trên mạng thì phải thử và kiểm tra hàng, nơi bán trước. Nếu chủ bán mà không cho test hàng thì 99% là hàng đểu hoặc bị lừa. Nên mua online thì cứ phải thử. Không được kiểm tra thì không mua."

"Tầm này mọi người vẫn tin mua khẩu trang y tế. Giá vừa đắt lại không đảm bảo, chưa nói đến là lừa đảo. Các bác cứ ra siêu thị hay hiệu thuốc mà mua khẩu trang vải kháng khuẩn, chịu khó giặt tí là ok mà."

"Ham rẻ thì chịu, chê mắc thì mua cuồn giấy vệ sinh về quấn mỏ cho rẻ."

 
Bên cạnh phê phán thì không ít cá nhân cũng cảnh tỉnh mọi người nên mua hàng tỉnh táo.
Bên cạnh phê phán thì không ít cá nhân cũng cảnh tỉnh mọi người nên mua hàng tỉnh táo.

 
"Giờ mua hàng online phải kiểm tra kĩ rồi hãy trả tiền" - một dân mạng chia sẻ.
"Giờ mua hàng online phải kiểm tra kĩ rồi hãy trả tiền" - một dân mạng chia sẻ.

 
Không ít người cũng chỉ trích người mua quá hời hợt, tham của rẻ.
Không ít người cũng chỉ trích người mua quá hời hợt, tham của rẻ.

>>> Đừng bỏ qua: Tự làm khẩu trang giấy - giải pháp tạm thời ngăn ngừa virus Corona

Trục lợi trong mùa dịch: Câu chuyện đáng lên án

Không phải chưa từng xảy ra các tình huống tiêu cực liên quan tới khẩu trang.

Cách đây không lâu, một cơ sở sản xuất khẩu trang tại Hà Nội đã bị các cơ quan chức năng khám xét và phát hiện, xử lý số lượng lớn khẩu trang y tế gần 2.863 hộp với 18 loại, tương đương gần 143.000 cái, trị giá hơn 1 tỉ đồng.

Đáng chú ý là các loại khẩu trang này đều được đề là hàng cao cấp 4 lớp kháng khuẩn nhưng lõi thực chất lại được làm từ giấy vệ sinh.

 
Khẩu trang 4 lớp với màng kháng khuẩn làm từ giấy vệ sinh. (Ảnh: Chiến Sơn)
Khẩu trang 4 lớp với màng kháng khuẩn làm từ giấy vệ sinh. (Ảnh: Chiến Sơn)

Hay vào ngày 18/2, Công an tỉnh Thanh Hóa từng khởi tố, bắt tạm giam Lê Thị Liên (28 tuổi, ở xã Thọ Tân, huyện Triệu Sơn) về tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Theo đó, chị L.T.M. (ở phường Ngọc Trạo, TP. Thanh Hóa) liên lạc với Liên để hỏi mua khẩu trang.

Sau khi thống nhất, chị M. chuyển khoản cho Liên hơn 566 triệu đồng để mua 600 thùng khẩu trang y tế. Tuy nhiên, chờ lâu không nhận được hàng, chị M. trình báo Công an.

Được biết, Liên dùng số tiền đó để tiêu xài và trước chị M., đối tượng còn từng lừa 38,8 triệu đồng của vài người ở Đà Nẵng và Cao Bằng.

>>> Thông tin bổ ích mà bạn nên biết: Cách đeo khẩu trang y tế để phòng chống dịch bệnh, bạn đã biết?

 
Đối tượng Lê Thị Liên. (Ảnh: Zing)
Đối tượng Lê Thị Liên. (Ảnh: Zing)

Qua các sự việc trên, mọi người cần tỉnh táo trong việc mua hàng trên mạng, đặc biệt là mặt hàng khẩu trang. Giữa dịch Covid-19, nắm bắt được tâm lý "săn đón" khẩu trang của đại đa số, nhiều kẻ gian có thể tìm cách trục lợi. Vì vậy, mọi người cần cẩn thận và đề phòng, tránh để sự việc đáng tiếc xảy ra.

Cập nhật thêm nhiều bài viết hay và bổ ích tại YAN

Nguồn ảnh: Ký Sự Đường Phố

Từ vụ người phụ nữ bị lừa khi mua khẩu trang trên mạng, mọi người cần tỉnh táo và tham khảo thêm cách mua hàng online an toàn:

- Không ham rẻ: Không phải tự nhiên mà người ta thường nói rằng "tiền nào của đấy". Khi có một món hàng giá hời, tốt đẹp đến mức... khó tin thì tuyệt đối đừng tin. Đảm bảo rằng mình đang mua hàng trên những website, nơi bán hàng có địa chỉ, số điện thoại rõ ràng và có uy tín trong giới mua hàng online.

- Kiểm tra website hoặc page của bên bán hàng và chắc chắn rằng đó không phải là địa chỉ giả mạo. Tìm kiếm những đánh giá của những người đã từng mua hàng trước đó hoặc xin ý kiến trên các hội nhóm.

- Hãy lựa chọn phương thức thanh toán tiền khi nhận hàng để đảm bảo tính an toàn. Phương pháp này có thể giúp bạn kiểm tra được chất lượng sản phẩm, hạn chế rủi ro.

Bên cạnh đó, các quảng cáo về khẩu trang y tế hay bất kỳ phương pháp phòng ngừa nào về Covid-19 không đúng cũng như thông tin giả mạo đều bị Facebook và Google cấm trong thời điểm này nên có thể sẽ phần nào giúp bạn giảm thiểu được rủi ro.