[Review] Tây Du giáng ma - bài học về lòng yêu thương

07:41 24/02/2013

Từ ý tứ và nhân vật của truyện dài Tây Du Ký (một trong Tứ đại danh tác của Trung Quốc), đạo diễn Châu Tinh Trì đã xây dựng nên tác phẩm điện ảnh Tây Du Ký: Mối Tình Ngoại Truyện (tựa gốc là Tây Du giáng ma). 


		
		Poster phim Tây Du Ký: Mối Tình Ngoại Truyện
Poster phim Tây Du Ký: Mối Tình Ngoại Truyện

Tây Du giáng ma là câu chuyện xoay quanh nhân vật Trần Huyền Trang (Văn Chương) và mối tình khắc cốt ghi tâm cùng nữ pháp sư trừ ma họ Đoạn (Thư Kỳ). Một câu chuyện tình cảm động pha lẫn những tình tiết hài hước được "phù thủy" Châu Tinh Trì xây dựng một cách khéo léo. 


		
		Đoạn tiểu thư (Thư Kỳ) và Trần Huyền Trang (Văn Chương)
Đoạn tiểu thư (Thư Kỳ) và Trần Huyền Trang (Văn Chương)

Trần Huyền Trang trước khi xuống tóc là một chàng trai trẻ mang trong mình hoài bão lớn  đó là "cảm hóa yêu ma, dựng xây bác ái". Bằng tấm lòng trong trẻo của mình, chàng đi khắp nơi để hàng yêu phục ma cùng với quyển bí kíp "300 bài hát dành cho trẻ em" (Nhi ca tam bách thủ). Trên con đường đi tìm chân lý, chàng trai ngây ngô đã tình cờ gặp phải nữ pháp sư tài ba và đem lòng yêu nàng từ đó. Vì lẽ nghĩ mình là kẻ tu hành, Huyền Trang đã cố gắng dấu đi tình cảm của mình. Đạo diễn Châu Tinh Trì đã để cho nhân vật của Văn Chương trải qua những cung bậc cảm xúc tịnh tiến, từ những xuyến xao của buổi đầu gặp gỡ đến những nhớ nhung được khắc sâu trong tâm khảm. Tình yêu ấy chỉ thật sự được bộc lộ và lên đến đỉnh điểm của sự "vỡ òa" khi Trần Huyền Trang nói lên lời yêu cùng Đoạn tiêu thư trước khi nàng lìa thế. 

Khác với nhân vật Đường Tăng đã quá quen thuộc, Đường Tăng của Châu Tinh Trì đã phải trải qua những "hỉ nộ ái ố" trước khi ngộ ra con đường của mình. Bằng lời thoại hay nhất trong phim của Đường Tăng " Tình yêu nam nữ cũng là một phần của lòng bác ái, bất kỳ tình cảm nào giữa con người với con người cũng đáng được tôn vinh", tác giả Châu Tinh Trì đã lồng ghép bài học ý nghĩa về lòng yêu thương trong tác phẩm điện ảnh của mình. Giữa cuộc sống đầy rẫy những mưu ma chước quỷ, lòng yêu thương nào cũng đáng để mỗi chúng ta trân trọng. Đường Tăng của Châu Tinh Trì đã vượt xa Đường Tăng của các phiên bản khác về sự "hợp lý" trong việc xây dựng cá tính nhân vật.


			
			Trần Huyền Trang khóc trong vòng tay sư phụ.
Trần Huyền Trang khóc trong vòng tay sư phụ.

Ngoài những ưu điểm vượt trội trong việc xây dựng nhân vật Trần Huyền Trang, Châu Tình Trì còn mạnh dạn xây dựng ba nhân vật Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới Sa Tăng một cách hoàn toàn khác với nguyên tác. Thay vì sự xuất hiện của một Tôn Ngộ Không cực kỳ hoàn hảo, vừa lém lỉnh vừa tài phép vô biên, Tôn Ngộ Không do Hoàng Bột thủ vai là một con yêu hầu cực kỳ gian xảo và độc ác. Châu Tinh Trì đã xây dựng nhân vật bằng lý lẽ hợp thời đại của mình, rằng ở bất kỳ xã hội nào cái ác cũng đáng bị trừng phạt và cần được cảm hóa.


			
			Tạo hình gian ác của yêu hầu Tôn Ngộ Không
Tạo hình gian ác của yêu hầu Tôn Ngộ Không


			
			Tôn Ngộ Không gặp gỡ Đường Tăng
Tôn Ngộ Không gặp gỡ Đường Tăng

Sa TăngTrư Bát Giới của Châu Tinh Trì là hai hình mẫu của sự sa ngã và không được dẫn lối đến chính đạo trước khi gặp Đường Tăng. Nhân vật Trư Bát Giới trong Tây Du giáng ma khiến người xem liên tưởng đến Lý Mạc Sầu trong Thần Điêu Đại Hiệp của Kim Dung. Cả hai đều si tình, bị phụ tình rồi mới dẫn đến hận tình. Sa Tăng từ một người tốt, nhưng bị xã hội ngờ vực, ruồng bỏ dẫn đến lầm đường lạc lối. Với câu chuyện đời của hai nhân vật này, tác giả đã khôn khéo đưa vào phim bài học về sự chung thủy và niềm tin yêu giữa người và người trong xã hội.


			
			Trần Huyền Trang và Đoạn tiểu thư trong lúc đối phó Trư Bát Giới
Trần Huyền TrangĐoạn tiểu thư trong lúc đối phó Trư Bát Giới


			
			thu phục thủy quái Sa Tăng
thu phục thủy quái Sa Tăng

Với câu chuyện đầy sáng tạo, hài hước và giàu ý nghĩa nhân văn, Châu Tinh Trì đã đặt mốc son chói lọi trong sự nghiệp của mình. Tây Du giáng ma đã giúp "vua hài" lột xác thành một đạo diễn điện ảnh thực thụ.