Quảng Trị xuất hiện "sinh vật lạ", nghi là sán lông và giun nước

14:00 21/06/2020

Giữa tháng 6, một số người dân phát hiện có "sinh vật lạ" từ giếng nước bơm lên để sử dụng trong hộ gia đình. Giám đốc Sở Y tế Quảng Trị đã lấy mẫu kiểm tra ngay sau đó.

Bước đầu đánh giá sinh vật này là giun nước và sán lông. Đây là những sinh vật không gây bệnh cho con người.

 
Một số hộ dân vẫn còn sử dụng nước bơm từ giếng. (Ảnh: SaiGon Weico)
Một số hộ dân vẫn còn sử dụng nước bơm từ giếng. (Ảnh: SaiGon Weico)

Quảng Trị phát hiện "sinh vật lạ" từ giếng nước trong hộ gia đình

Thời gian gần đây, một số hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã phát hiện ra 2 loại "sinh vật lạ", loại thứ nhất có hình dáng nhỏ dẹt, đường kính hơn 1mm, kích thước ngang từ 1 - 1,5mm, dài 5 - 6mm, loại thứ 2 có hình dáng tròn nhỏ, dài 30 - 40mm, rộng 0,5mm trong chậu nước bơm từ giếng lên. Ngay lập tức, Sở Y tế đã có mặt và lấy mẫu để kiểm tra, phân tích kết quả.

 
Sinh vật được phát hiện trong nước bơm lên từ giếng. (Ảnh: Thanh Niên)
Sinh vật được phát hiện trong nước bơm lên từ giếng. (Ảnh: Thanh Niên)

Sinh vật này xuất hiện ở 5 hộ gia đình liền kề thuộc thị trấn Cửa Tùng. UBND huyện đã chỉ đạo các hộ không sử dụng nguồn nước bơm từ giếng lên cho đến khi có kết luận của cơ quan chức năng.

>> Xem thêm: Kinh hoàng: Cặp vợ chồng "tá hỏa" khi cả ổ giun bò lổm ngổm dưới da sau khi đi biển

Kết quả kiểm tra ban đầu

Ngày 20/6, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Trị đã có câu trả lời sau khi kiểm tra và phân tích mẫu sinh vật. Theo đó bước đầu kiểm tra bằng Chloramin B với nồng độ khử trùng nước sinh hoạt thì cho kết quả là sinh vật chết. 

 
Nước xuất hiện sinh vật đang được kiểm tra ở các hộ gia đình. (Ảnh: Thanh Niên)
Nước xuất hiện sinh vật đang được kiểm tra ở các hộ gia đình. (Ảnh: Thanh Niên)

Lần thứ 2 kiểm tra bằng Chloramin B khử trùng 3 giếng trong hộ gia đình với hàm lượng khử trùng nước sinh hoạt thì không còn xuất hiện loại thứ 1, loại thứ 2 vẫn còn sống. Theo đánh giá chuyên môn của Viện thì đây là loại sán lông (đỉa phiến), giun nước sống trong môi trường nước, không có nguy cơ gây bệnh cho người.

>> Có thể bạn quan tâm: Kinh hoàng chưa, giường của bạn có thể chứa tới 10 triệu côn trùng kí sinh, đủ cả chấy lẫn rận

Địa phương đẩy mạnh tuyên truyền công tác khử khuẩn đảm bảo sức khoẻ cho người dân

Tuy nhiên đây mới chỉ là đánh giá ban đầu, Viện sẽ sớm đưa ra kết luận chính thức và gửi cho địa phương mô tả cũng như tác hại, cách phòng ngừa đối với loại sinh vật này. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Trị sẽ tiếp tục đánh giá tác dụng của Chloramin B được sử dụng để khử trùng ở các giếng nước.

 
Giếng nước sử dụng thường là hứng nước mưa. (Ảnh: Báo Nghệ An)
Giếng nước sử dụng thường là hứng nước mưa. (Ảnh: Báo Nghệ An)

Về phía địa phương, chính quyền cần lên kế hoạch cung cấp nguồn nước máy cho người dân để đảm bảo sức khoẻ, tổ chức giám sát và khử trùng giếng nước ở các hộ gia đình. Bên cạnh đó, người dân phải giữ vệ sinh nguồn giếng nước, khử trùng thường xuyên và di dời các chuồng gia súc, gia cầm ra xa khu vực sinh sống. Đặc biệt, người dân cần phải thực hiện nghiêm túc ăn chín uống sôi để đảm bảo sức khoẻ cho cả gia đình.

>> Đừng bỏ lỡ: Điểm mặt 5 loài ký sinh trùng rất thích đu bám trên cơ thể người, coi chừng nhất loài số 5

Kết luận của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn sẽ sớm được công bố sau khi đã hoàn tất quá trình kiểm tra, xác định và định danh sinh vật này.

Việt Nam xuất hiện ký sinh trùng hiếm gặp, được cho là gần tuyệt chủng

Trường hợp nhiễm giun lạ xuất hiện ở Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương Đông Anh vừa qua được cho là loại ký sinh trùng hiếm gặp, nhận được sự quan tâm của dư luận trong và ngoài nước.

Đây là loài ký sinh trùng gần tuyệt chủng có tên gọi là Dracunculus medinensis, dịch ra là rồng nhỏ xứ Medina.

Người nhiễm giun này sẽ không có triệu chứng ngay mà phải sau 1 năm mới bắt đầu xuất hiện các biểu hiện như mỏi toàn thân, vết giun dưới da...

Loại giun này vô cùng nguy hiểm nếu dùng thuốc tẩy giun mạnh để chữa bởi khi bị tiêu diệt, chúng có thể sinh ra độc tố gây ảnh hưởng đến người bệnh.

Xem chi tiết TẠI ĐÂY!