Số phận của cung nữ, phi tần bị thải hồi không được sử sách ghi chép nhiều. Chỉ trong một số tác phẩm trung đại hoặc dân gian truyền miệng, người ta mới đề cập đến phần nào cuộc đời éo le, đầy trắc trở của những cung nữ, phi tần xuất cung.
Hình ảnh mô tả lại cung nữ thời xưa. (Ảnh minh họa: Vietnamnet)
>> Bạn có biết: Tô Ma Lạt - Cung nữ duy nhất được hoàng đế nhà Thanh nể trọng
Phải bỏ xứ đi nơi khác
An Nam Chí Lược từng đề cập đến thời Trần có mỹ nữ tên Vạn Xuân đẹp tới nỗi bao người say đắm. Mặc dù đã có người thương nhớ nhưng cô phải nhập cung làm Thứ phi theo lệnh của vua Trần. Dù được sủng hạnh nhưng 10 năm sống trong cung, Vạn Xuân đau buồn tới mức đổ bệnh và được vua cho xuất cung. Nàng và người xưa cuối cùng cũng nối lại tình duyên. Thế nhưng, để được ở bên nhau, hai người phải giấu tung tích, bỏ xứ đi xa.
Trốn vào chùa làm sư
Truyền kỳ Mạn Lục của Nguyễn Dữ từng kể về câu chuyện của danh kỹ họ Đào nổi tiếng hát hay, xinh đẹp sống ở Từ Sơn, Bắc Ninh. Đời Trần Dụ Tông, vì có tài thơ văn nên cô vào làm cung nhân và được vua yêu. Tuy nhiên, cô cũng bị đuổi khỏi cung khi vua qua đời.
Thời điểm sau đó, hầu hết văn nhân đến tìm danh kỹ họ Đào với mục đích xướng họa thơ văn nhưng không ngờ bị các bà vợ đánh ghen. Vì quá sợ hãi, cô đành chạy trốn vào chùa làm sư rồi lang bạt khắp nơi.
Cung nữ thời xưa. (Ảnh: Vietnamnet)
>> Xem thêm: Cung nữ duy nhất khiến Từ Hi phải hành lễ: Xinh đẹp, được vua sủng ái
30 tuổi vẫn góa bụa
Dân Việt từng đưa tin giai thoại ven Hồ Tây kể về cô Son thuộc làng Châu Yên gần trường Chu Văn An hiện tại. Vốn dĩ, cô có tên này bởi làn da luôn trắng hồng tự nhiên dù không tô điểm son phấn. Thời điểm đó, cô Son được chọn làm mỹ nữ để đưa về Huế hầu hạ vua.
Buổi tối cô được chọn vào hầu vua Minh Mạng, tuy nhiên, người phụ nữ này lén nhìn mặt hoàng thượng bất chấp lệnh cấm. Khi bị phát hiện, cô ngay lập tức bị định tội danh dám nhìn trộm “mặt rồng” rồi đuổi về quê. Dù chưa tới 30 tuổi nhưng mọi người xung quanh đều e ngại và không ai dám đến kết duyên với cô gái xinh đẹp này.
Vì sao cung nữ xuất cung phải sống cô độc đến già?
Hồng Đức Thiện Chính Thư ở điều 57 từng quy định một luật lệ hà khắc: “Các bầy tôi thờ vua bất trung… dám lấy cung phi cung nữ bị thải ra thì bị thích 3 chữ vào mặt, xử tội đồ làm lính ở tượng phường chịu sai dịch. Phạm đến hậu phi thì bị xử tử.”
Cung nữ chịu nhiều hình phạt hà khắc. (Ảnh minh họa: Dân Việt)
>> Có thể bạn chưa biết: Sự thật về lý do cung nữ được tôn trọng nhất triều Thanh lại hiếm khi tắm và không dùng thuốc
Ngoài ra, cung nữ thường mắc bệnh kén chọn khi làm việc một thời gian lâu trong cung. Mặc dù địa vị không cao nhưng vì hầu hạ người quyền lực, xinh đẹp lại được ra vào cung điện quyền quý nên khó tránh việc cảm thấy cao sang hơn người. Hơn nữa, khi xuất cung, các cung nữ sẽ có cuộc sống hơn tầng lớp nghèo nhờ vào khoản trợ cấp “lương hưu”. Vì vậy, trở về cuộc sống, họ xem thường người đàn ông lam lũ mà mơ tưởng tới con nhà gia giáo. Tuy nhiên, những gia đình quyền quý, giàu có lại không thèm để mắt những cung nữ đã 25 tuổi mới xuất cung.
Ngoài ra, cung nữ bị ảnh hưởng sức khỏe không nhỏ khi giờ giấc sinh hoạt bị đảo lộn và làm việc nặng. Thậm chí, vì một số hình phạt mà cung nữ mắc chứng vô sinh và để lại nhiều di chứng nặng nề. Trong khi đó, với quan niệm thời xưa, việc một cô gái không thể sinh con là điều cực kỳ khó chấp nhận.
Từ những điều trên, ta có thể nhận thấy rằng, cung nữ khi ra khỏi cung thường có số phận cực kỳ hẩm hiu, đau khổ. Điều này đến từ nhiều nguyên nhân nhưng một phần bị ảnh hưởng bởi định kiến của xã hội thời xưa.
Cùng cập nhật nhiều thông tin hấp dẫn tại YAN.
BÍ ẨN DÀN CUNG NỮ DI CHUYỂN Ở TỬ CẤM THÀNH NĂM 1992
Cũng liên quan tới chuyện cung nữ nhưng không phải về số phận của họ mà chính là sự xuất hiện vào năm 1992 tại Tử Cấm Thành. Theo đó, một đoàn khách du lịch hoảng hốt khi thấy dàn cung nữ mặc cổ trang, đi dưới mưa. Điều này đã tạo hứng thú cho nhiều nhà khoa học vào giải thích, nghiên cứu và đưa ra nhận định. tuy nhiên chúng chưa thật sự thuyết phục.
Một số nhà khoa học giải thích, có hiện tượng như vậy là do Fe3O4 (sắt oxit) xuất hiện tại tường màu đỏ ở Cố Cung. Tuy nhiên, nhiều ý kiến khác phản bác, cho rằng bức tường này đã nhiều lần tu sửa, không thể còn Fe3O4 (sắt oxit) ở đó nữa.