Phạt nặng việc đổi tiền lẻ kiếm lời dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021

13:05 25/01/2021

Những lời chào mời hấp dẫn về dịch vụ đổi tiền lẻ dịp cận Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 đang xuất hiện nhan nhản khắp các diễn đàn mạng xã hội. Tuy nhiên, việc kiếm lời từ dịch vụ này được xem là một hành vi trái pháp luật, có thể bị phạt tiền nặng theo Nghị định 88/2019/NĐ-CP. 

 
Các dịch vụ đổi tiền đăng tải khắp nơi trên mạng xã hội. (Ảnh: Chụp màn hình)
Các dịch vụ đổi tiền đăng tải khắp nơi trên mạng xã hội. (Ảnh: Chụp màn hình)

>> Xem nhanh: Tiền giấy Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử

Dịch vụ đổi tiền lẻ dịp Tết Nguyên đán 

Đáp ứng nhu cầu đổi tiền lẻ, tiền mới dịp cận Tết, nhiều dịch vụ ra đời ăn phí chênh lệch kiếm lời. Được biết, phí đổi tiền lẻ sẽ phụ thuộc vào mệnh giá. Với tiền có mệnh giá 1.000 đồng, 2.000 đồng, mức phí khoảng từ 13 đến 15%. Với tiền loại 10.000 đồng, 20.000 đồng là 6 đến 8%. Mệnh giá 50.000 đồng, 100.000 đồng thì phí 3 đến 5%. 

Theo quảng cáo từ những người làm dịch vụ này, tiền trong tình trạng mới, liền series, nguyên niêm từ ngân hàng. Ngoài ra “luôn có sẵn tiền mới nhiều mệnh giá từ 500 đồng đến 100.000 đồng”. Thậm chí, khách hàng dù cần bao nhiêu tiền lẻ cũng có thể đáp ứng. 

 
Các dịch vụ rao mức phí đổi tiền. (Ảnh: Chụp màn hình)
Các dịch vụ rao mức phí đổi tiền. (Ảnh: Chụp màn hình)

>> Đừng bỏ lỡ: Hàng cọc tiền chất thành đống bán la liệt khắp chợ

Phạt tiền đối với hành vi trái pháp luật 

Trên báo Lao Động, luật sư Quách Thành Lực (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết hành vi đổi tiền lẻ kiếm lời ăn phí chênh lệch lại được cho là một hành vi trái với pháp luật và có thể bị phạt tiền. Theo điểm a Khoản 5 Điều 30 Nghị định 88/2019/NĐ-CP, mức xử phạt vi phạm quy định quản lý tiền tệ và kho quỹ dao động từ 20.000.000 đồng - 40.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm hành vi thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật. 

Trường hợp phạt với tổ chức cùng hành vi sẽ phạt tăng gấp đôi so với cá nhân. Mức phạt này thực hiện theo điểm b Khoản 3 Điều 3 Nghị định 88.

 
Hành vi này có thể bị xử phạt nặng. (Ảnh: Gia Đình & Pháp Luật)
Hành vi này có thể bị xử phạt nặng. (Ảnh: Gia Đình & Pháp Luật)

>> Có thể bạn quan tâm: Những ký ức bá đạo về tiền lì xì mà ai cũng trải qua 

Những năm gần đây, Ngân hàng Nhà nước cũng chủ trương không phát hành tiền mới lưu thông dịp Tết. Được biết, việc làm này giúp tiết kiệm ngân sách khoảng 3.500 tỷ đồng nhờ giảm được phần phí in ấn, vận chuyển, bảo quản, đóng gói, phân loại,...

Theo: VTV, Lao Động.

Cập nhật thêm một số tin tức hấp dẫn khác tại YAN nhé!​

ĐỔI TIỀN MỪNG TUỔI TẾT: 1 TRIỆU ĐƯỢC 800.000 ĐỒNG

Đổi tiền dịp Tết vẫn xảy ra trong rất nhiều năm nay. Thậm chí, những “chợ trời” còn hoạt động sớm hơn dù nhân viên ngân hàng khẳng định chưa có tiền mới. 

Theo đó, anh N.N (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã nhận công việc đổi tiền nhiều năm. Chia sẻ về việc làm này, anh cho biết mình nhận đổi tiền sớm với tỷ lệ “10 lấy 8,5” (đổi 1 triệu đồng được 850.000 đồng) tiền giấy,  “10 lấy 9” tiền polymer.

Chia sẻ về nhóm khách hàng, chủ dịch vụ tiết lộ thêm: “Hầu hết khách đều đổi đủ các loại tiền lẻ 1.000, 2.000, 5.000 đồng để đi chùa và tiền polymer mệnh giá lớn hơn để mừng tuổi dịp Tết Dương và để dành luôn tới Tết Âm lịch”.

Xem thêm chi tiết TẠI ĐÂY!