Các nhà thiên văn học đang xôn xao trước việc xuất hiện một hành tinh khổng lồ ở trung tâm vũ trụ. Họ thậm chí chưa thể kết luận được nó có đủ tiêu chuẩn để trở thành một hành tinh không.
Hành tinh này được đặt tên là OGLE-2016-BLG-1190Lb, to gấp 13 lần so với sao Mộc, được phát hiện bởi Kính viễn vọng Không gian Spitzer của NASA. Chính vì kích thước quá khổ của nó mà các chuyên gia vẫn đang đau đầu trong việc quyết định nên xem liệu đó là một hành tinh hay là một ngôi sao bình thường.
Sao lùn nâu mang tên OGLE-2016-BLG-1190Lb.
Các chuyên gia đã sử dụng kính thiên văn Spitzer của NASA cùng với hiện tượng khuếch đại hấp dẫn để giải mã những bí ẩn xung quanh vật thể kì lạ kia. Những người hay tiên đoán về thảm họa cho rằng đây rất có thể chính là Nibiru - hành tinh X, hành tinh được cho là sẽ gây ra ngày tận thế của Trái Đất. Có người hoài nnghi, liệu sự phát hiện của OGLE – 2016 – BLG – 1190Lb chính là bằng chứng cho thấy ngày tàn của nhân loại đang đến?
Mặc dù nó tự xoay quanh quỹ đạo của mình, "hành tinh X" kia rất có thể cũng chỉ là ngôi sao lùn nâu, một dạng lai tạp giữa hành tinh và ngôi sao, có khối lượng nặng hơn so với hành tinh khí khổng lồ nhưng không phải là một ngôi sao hoàn chỉnh.
Sở dĩ nó là một sao lùn nâu vì OGLE-2016-BLG-1190Lb dù có kích thước lớn nhưng vẫn chưa đủ để duy trì quá trình tổng hợp hạt nhân, giúp nó tự bốc cháy như những ngôi sao khác.
Kính thiên văn Spitzer của NASA.
OGLE-2016-BLG-1190Lb được phát hiện vào tháng 6 năm 2016 bởi OGLE (Optical Gravitational Lensing Experiment), một chương trình của Ba Lan sử dụng dữ liệu từ một kính thiên văn đặt tại đài quan sát Las Campanas ở Chile nhằm tìm kiếm các dấu hiệu của các hành tinh, ngôi sao trong vũ trụ.
"Về sự phát hiện ra OGLE-2016-BLG-1190Lb, đây có thể là hành tinh đầu tiên do kính viễn vọng Spitzer của NASA phát hiện ở trung tâm của dải Ngân hà, được xác nhận bằng các hình ảnh với độ phân giải cao của thiên thể", nhóm nghiên cứu cho hay.
Tổng hợp