Trong khi sốt xuất huyết đang có một số diễn biến mới khá đáng lo ngại thì mới đây Bộ Y tế cho biết đã ghi nhận sự xuất hiện của một căn bệnh có xu hướng tăng cao vào mùa hè: Viêm não virus.
Viêm não virus thường có diễn biến phức tạp vào mùa hè. (Ảnh: Sức khỏe và Đời sống)
Đã có 3 trường hợp không qua khỏi
Infonet thông tin, theo báo cáo từ Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước có 110 ca viêm não virus. Riêng từ ngày 19/5 đến ngày 18/6, số ca tăng cao rõ rệt với 49 bệnh nhân tại nhiều tỉnh thành, trong đó có 3 ca không qua khỏi.
Đối tượng mắc viêm não virus thường là trẻ em dưới 15 tuổi. (Ảnh: Tuổi Trẻ/VOV)
Được biết, viêm não virus là bệnh do nhiều loại virus gây ra. Nó khá nguy hiểm khi gây tổn thương não, để lại di chứng cho hệ thần kinh, thậm chí là khiến người mắc ra đi. Dù xuất hiện quanh năm nhưng mùa hè là thời điểm bệnh có xu hướng tăng cao nhất và trẻ em dưới 15 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh.
Viêm não virus có thể để lại di chứng khá nghiêm trọng. (Ảnh: Sức khỏe và Đời sống)
BS CKI Nguyễn Thị Sơn, khoa Nhi, Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) cho biết, người bị bệnh thường có các triệu chứng như sốt, đau đầu, co giật, có ảo giác, rối loạn nghe/nói, mất trí nhớ, thay đổi nhân cách,... Đặc biệt trẻ nhỏ thường không có biểu hiện điển hình mà hay gồng người, nôn ói, quấy khóc.
Sốt cao là một trong những triệu chứng của viêm não virus. (Ảnh: Dân Sinh)
Theo bác sĩ Sơn, đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với viêm não virus, trừ bệnh do virus Herpes Simplex gây ra. Vì vậy, phương pháp điều trị về cơ bản là giúp bệnh nhân thuyên giảm triệu chứng và phải thực hiện ở các cơ sở y tế có đội ngũ y bác sĩ chuyên môn và thiết bị hiện đại.
Đáng nói, bác sĩ Sơn cảnh báo, căn bệnh này có thể để lại di chứng nặng nề kể cả trong trường hợp phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Việc điều trị phải được thực hiện ở những cơ sở y tế có chuyên môn. (Ảnh: VTV News)
"Tuy nhiên nếu không được điều trị có thể dẫn đến biến chứng rất nguy hiểm. Đối với thể tối cấp có thể suy hô hấp, trụy tim mạch không qua khỏi rất nhanh. Các thể khác tùy theo mức độ tổn thương của não có thể gây nên tình trạng mất khả năng học tập, mất trí nhớ, mất khả năng kiểm soát vận động cơ, động kinh, thay đổi nhân cách, Infonet dẫn lời bác sĩ Sơn.
Trẻ nhỏ là đối tượng cần được chăm sóc hết sức cẩn thận. (Ảnh: Sức khỏe và Đời sống)
>>Xem thêm: Chuyên gia y tế: Biến chủng mới của Covid có thể tạo ra đợt dịch nhỏ
Làm thế nào để phòng bệnh viêm não virus?
Từ những tác động khó lường từ viêm não virus, Bộ Y tế khuyến cáo mọi người cần thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống bệnh như sau:
- Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường, không gian sống, thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, chuồng trại.
- Tránh cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc; thường xuyên rửa tay đúng hướng dẫn; ăn chín, uống sôi.
Tiêm phòng đúng lịch là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho trẻ. (Ảnh: Bộ Y tế)
- Nếu tiếp xúc với người bệnh cần có biện pháp bảo vệ an toàn.
- Khi phát hiện các biểu hiện bất thường như sốt cao, co giật, rối loạn vận động,... cần đến ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời.
Bên cạnh đó, bác sĩ thuộc Bệnh viện Bãi Cháy khuyến cáo thêm, hoàng hôn hay bình minh là lúc muỗi hoạt động mạnh nhất. Do đó, trẻ em cần tránh chơi ở những khu vực có nhiều muỗi hoặc côn trùng vào những thời điểm này, hoặc nếu ra ngoài cần mặc quần áo dài hoặc có biện pháp bảo vệ phù hợp.
Nên xịt thuốc chống muỗi cho trẻ khi chơi ở những khu vực có nhiều côn trùng. (Ảnh: Dân Việt)
>>Có thể bạn chưa biết: Dấu hiệu nhận biết bệnh sốt phát ban ở trẻ và cách điều trị
Sốt xuất huyết đang lan ra khu vực miền Bắc
Ngoài viêm não virus thì hiện nay sốt xuất huyết cũng đang là vấn đề đáng lưu tâm. Đáng nói, bệnh còn đang có xu hướng xuất hiện ở miền Bắc.
Bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị ở Bệnh viện Bạch Mai. (Ảnh: Zing News)
Cụ thể, báo Zing News đưa tin, PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ, từ đầu tháng 6, bệnh viện đã tiếp nhận hàng chục ca sốt xuất huyết, đa phần đều có lịch sử di chuyển từ khu vực miền Nam trở về.
Bệnh nhân sốt xuất huyết đang tăng cao tại nhiều nơi. (Ảnh: Người Lao Động)
Theo ông Cường, miền Bắc đang nằm giữa mùa hè với nắng nóng, mưa nhiều. Đây là điều kiện rất thích hợp cho muỗi vằn Aedes egypti (tác nhân gây sốt xuất huyết) sinh sôi. Hơn nữa, trong giai đoạn này bà con thường đi du lịch nhiều nên nguy cơ mắc và lây nhiễm bệnh là khá cao.
Ông Cường nhận định, thời gian tới số ca sốt xuất huyết sẽ còn tăng lên, đỉnh dịch có thể rơi vào khoảng tháng 8. Vì thế, việc chủ động phòng chống bệnh ngay từ bây giờ là vô cùng quan trọng.
Chân của bệnh nhân sốt xuất huyết chuyển sang màu đỏ. (Ảnh: Zing News)
Trong khi đó, TP.HCM vẫn đang là địa phương có số ca sốt xuất huyết nhiều nhất cả nước. Trong vòng 6 tháng đầu năm, thành phố đã có 20.952 ca mắc sốt xuất huyết và 10 ca không qua khỏi.
TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM nhấn mạnh nếu các biện pháp chống dịch không được khẩn trương triển khai quyết liệt thì nguy cơ bùng dịch dữ dội là khó tránh.
Muỗi vằn là vật trung gian lan truyền virus. (Ảnh: Sức khỏe và Đời sống)
Hiện nay cơ quan chức năng vẫn đang thực hiện nhiều biện pháp để kiểm soát viêm não virus, sốt xuất huyết, do đó điều chúng ta cần làm đó là tiếp tục nghiêm túc các biện pháp phòng chống đã được khuyến cáo.
Cùng cập nhật nhiều thông tin hấp dẫn tại YAN!
Để phòng chống các căn bệnh truyền nhiễm trên, bên cạnh việc thực hiện các biện pháp theo Bộ Y tế khuyến cáo thì vấn đề tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng cũng rất quan trọng. Đây cũng là mấu chốt giúp bản thân mỗi người có thể chống lại sự xâm nhập của nhiều loại virus.
Trong đó, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò khá quan trọng. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần nghỉ ngơi hợp lý, vận động thể thao phù hợp với thể trạng và không làm việc quá căng thẳng.
Xem thêm tin tức khác TẠI ĐÂY!