Phát hiện cá mập thời tiền sử với “300 chiếc răng”

18:00 21/01/2015

Mới đây, một nhóm ngư dân đã khá "sốc" khi phát hiện được một con cá mập thời tiền sử dài 2 mét ở độ sâu dưới mực nước biển 700 mét. Con vật có đến tận 300 chiếc răng và được phát hiện khi nhóm ngư dân này đang kéo lưới để bắt cá ở gần hồ Entrance, Victoria.


Con cá mập có màu nâu, hình dạng như con lươn, còn được biết đến với tên gọi hóa thạch sống

Tổ tiên của loài cá mập này xuất hiện vào trước đây 80 triệu năm và có hình dạng như con lươn. Chúng có đến 300 chiếc răng sắc nhọn và chiếc hàm dài linh hoạt cho phép nuốt gọn con mồi của mình và giữ chặt lại thức ăn của mình mà không để con mồi có được cơ hội thoát ra ngoài.

Con cá có màu nâu sẫm, hình dạng giống con lươn, có mào và những nếp gấp kì dị trên thân hình. Nó trông giống như đã 80 triệu năm tuổi. Chúng còn có biệt danh là một hóa thạch sống bởi vì sự thay đổi của nó rất ít so với tổ tiên thời tiển sử.


Tổ tiên của chúng xuất hiện từ 80 triệu năm trước trên trái đất

Giám đốc điều hành của Hiệp hội câu cá vùng Đông Nam Victoria, Simon Boag đã nói với đài ABC rằng "những người cư dân đã cực kì bối rối khi phát hiện con cá mập, và đây cũng là lần đầu tiên ông được thấy con vật này ở ngoài đời".

Thông thường loài sinh vật này sống ở dưới mặt nước biển có độ sâu trên 1500 mét, nhưng con cá này đã được bắt lên ở mực sâu 700 mét nước biển.


Con cá được phát hiện ở hồ Entrance, Victoria dưới độ sâu 700 mét tính từ mặt nước biển

Những người ngư dân đã cung cấp mẫu vật con cá này cho Tổ chức nghiên cứu khoa học và Công nghệ Liên Bang Úc nhưng họ đã không lấy, và sau đó con cá này đã được bán đi.