Phát hiện 3 nơi có thể là nhà của… người ngoài hành tinh

00:00 04/05/2016

Các nhà thiên văn học nên nhìn xa hơn một chút nữa nếu muốn tìm kiếm những hành tinh có sự sống trong vũ trụ.

Một nhóm nghiên cứu ở Bỉ vừa đưa ra kết quả hôm thứ Hai vừa rồi về phát hiện 3 hành tinh có kích cỡ bằng Trái đất quay xung quanh một ngôi sao lùn lạnh, cách Trái đất gần 40 năm ánh sáng. Đây là lần đầu tiên người ta tìm thấy có hành tinh quay quanh loại sao này, nới rộng giới hạn của hành trình tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.

Vì ngôi sao này khá gần và mờ nhạt nên các nhà thiên văn học có thể nghiên cứu không khí trên 3 hành tinh quay quanh nó, từ đó xác định sự sống có tồn tại hay không. Họ sử dụng Kính viễn vọng không gian Spitzer của NASA để quan sát bầu khí quyển và dự kiến sẽ tiếp tục sử dụng kính viễn vọng không gian Hubble trong tuần tới.


Hình ảnh 3D mô tả không gian trên 3 hành tinh vừa phát hiện của Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ châu Âu tại bán cầu Nam (European Southern Observatory). (Ảnh: Internet)
Hình ảnh 3D mô tả không gian trên 3 hành tinh vừa phát hiện của Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ châu Âu tại bán cầu Nam (European Southern Observatory). (Ảnh: Internet)

Julien de Wit – nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts, đồng tác giả của nghiên cứu trên cho biết, nhìn chung, đây là một sự kết hợp mang lại thành công cho việc tìm kiếm dấu vết hóa học của sự sống bên ngoài Trái đất. Ngôi sao được phát hiện ở Chile có tên Trappist-1 có kích thước gần bằng sao Mộc và thuộc chòm sao Bảo Bình.

Các cuộc tìm kiếm hành tinh mới đang dần nhắm đến những ngôi sao to hơn, sáng hơn Mặt trời, nhưng nếu vậy thì ánh sáng từ những ngôi sao này sẽ sáng đến nỗi làm lu mờ các hành tinh quay quanh nó. Bằng cách so sánh, các nhà thiên văn học dễ phát hiện ra tiềm năng sự sống ở những ngôi sao lùn lạnh phát ra ánh sáng hồng ngoại như Trappist-1.

Hai tác giả nghiên cứu Michael Gillon Emmanuel Jehin đến từ Đại học Liege ở Bỉ đã chế tạo ra chiếc kính thiên văn Trappist có khả năng quan sát đến 60 ngôi sao lùn lạnh gần Trái đất nhất. Gillon phát biểu: “Hệ thống quanh những ngôi sao nhỏ là nơi duy nhất chúng ta có thể xác định sự sống trên các hành tinh có kích thước bằng Trái đất bằng công nghệ hiện có. Vì vậy, nếu muốn tìm sự sống ở một nơi nào đó trong vũ trụ này, thì những hành tinh này chính là chỗ đó”.


Chiếc kính thiên văn Trappist. (Ảnh: Internet)
Chiếc kính thiên văn Trappist. (Ảnh: Internet)

2 hành tinh bên trong mất từ 1,5  đến 2,4 ngày để quay quanh ngôi sao Trappist-1. Thời gian quỹ đạo chính xác của hành tinh thứ ba đến nay vẫn chưa xác định, nhưng ước tính sẽ nằm trong khoảng từ 4,5 ngày đến 73 ngày. Điều này có nghĩa là các hành tinh này ở cách ngôi sao của chúng một khoảng gần gấp 20 đến 100 lần so với khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời. Cách thức hoạt động ở những hành tinh này giống như mặt trăng của sao Mộc.

Mặc dù 2 hành tinh trong cùng rất gần với ngôi sao nhưng chúng chỉ nhận được nguồn năng lượng rất ít so với năng lượng mà Trái đất nhận được từ Mặt trời. Còn hành tinh thứ ba ở ngoài xa có thể nhận được một lượng bức xạ rất ít so với Trái đất.

Các nhà thiên văn học cho rằng một số nơi trên 2 hành tinh nằm bên trong có thể tồn tại sự sống, trong khi hành tinh thứ ba có thể hoàn toàn nằm trong vùng có sự sống tồn tại, bởi hành tinh này nằm cách ngôi sao một khoảng đủ xa để nước không bị bốc hơi hết và đủ điều kiện để đảm bảo sự sống.

Hai chiếc kính Spitzer và Hubble có thể trả lời câu hỏi: liệu rằng ở 3 hành tinh mới này có đủ lượng không khí sạch hay không, cũng như phát hiện nguồn nước và khí mê-tan nếu nơi này có sự hiện diện của các phân tử. Được biết, các nhà khoa học dự định sẽ cho ra mắt chiếc kính thiên văn James Web vào năm 2018, có khả năng quan sát chi tiết hơn.


Kính Spitzer. (Ảnh: Internet)
Kính Spitzer. (Ảnh: Internet)


Kính Hubble. (Ảnh: Internet)
Kính Hubble. (Ảnh: Internet)

Gillon và các đồng nghiệp đã xác định được 3 hành tinh bằng cách thường xuyên quan sát các tín hiệu hồng ngoại phát ra từ ngôi sao Trappist-1, cách Trái đất khoảng 36 năm ánh sáng, với 1 năm ánh sáng dài khoảng 6 nghìn tỉ dặm.

Năm 2015, các nhà thiên văn học đã tiến hành cuộc khảo sát bằng cách sử dụng chiếc kính thiên văn chuyên dùng để quan sát các hành tinh quá cảnh và vi thể hành tinh, hay còn gọi là kính Trappist. Nó được coi là nguyên mẫu của một dự án mở rộng ra ngoài quy mô châu Âu, giúp nâng cao quá trình tìm kiếm môi trường sống tiềm năm ở 500 ngôi sao lạnh. Dự án sắp tới này có tên là Speculoos - viết tắt của cụm từ Search for Habitable Planets Eclipsing Ultra-Cool Stars.