Phá bỏ 600m con đường gốm sứ, người dân Hà Nội tiếc nuối

15:00 07/06/2020

Với những người dân sống tại Hà Nội, con đường gốm sứ từ lâu đã trở nên vô cùng quen thuộc gắn liền với hình ảnh thủ đô.

Tuy nhiên do nhu cầu mở rộng đường mà hơn 600m đường trên con đường gốm sứ sẽ phải dỡ bỏ khiến nhiều người không khỏi tiếc nuối.

 
Con đường gốm sứ đã trở thành một biểu tượng của Hà Nội (Ảnh: Wikipedia)
Con đường gốm sứ đã trở thành một biểu tượng của Hà Nội (Ảnh: Wikipedia)

>>Xem thêm: Điểm danh những địa chỉ chụp hình siêu chất làm nên cái tên thủ đô nghìn năm văn hiến Hà Nội

Dỡ bỏ 600m con đường gốm sứ

Do kế hoạch mở rộng đường Âu Cơ đoạn từ khách sạn Thắng Lợi đến nút giao cầu Nhật Tân đã chính thức khởi công nên những ngày này, 600m đường gốm sứ đang được các công nhân dần phá bỏ.

Theo thông tin trên báo Người đưa tin, dự án công trình được phê duyệt bổ sung vào giai đoạn 2 của Dự án xây dựng cây vượt tại nút giao An Dương - đường Thanh Niên từ cuối năm 2019. Việc dỡ bỏ 600m con đường gốm sứ nhằm mục đích xây dựng tường chắn bê tông cốt thép phía ngoài đê để thay thế một phần đất đê. Đồng thời mặt đường đê cũng được mở rộng, cải tạo hệ thống đường gom dân sinh hai bên.

 
Đoạn đường gốm sứ đang được dỡ bỏ (Ảnh: Người đưa tin)
Đoạn đường gốm sứ đang được dỡ bỏ (Ảnh: Người đưa tin)

>>Xem thêm: Phố cổ Hội An - con phố lung linh trầm ấm nhưng chưa bao giờ "cũ"

Người dân ngậm ngùi tiếc nuối nhìn hàng trăm mét đường gốm phải phá bỏ

Đoạn đường gốm sứ được dỡ bỏ bao gồm những bức tranh gốm như phố cổ Bùi Xuân Phái, đoạn tranh Tổ chức Lao động Thế giới ILO,... Đây đều là những hình ảnh mang ý nghĩa lớn nên việc phải dỡ bỏ đã khiến không ít người tiếc nuối.

Ông Nguyễn Văn Hồng, sống tại phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội chia sẻ trên Người đưa tin, suốt 10 năm qua, ngày nào ông cũng được ngắm nhìn các bức tranh gốm nên đã thành quen. "Việc có chủ trương mở rộng đường, chúng tôi rất mừng vì đường khang trang hơn, to rộng hơn, tuy nhiên con đường gốm sứ bị bỏ đi rất tiếc. Mong sao sau khi xây đường xong, sẽ cải tạo lại đoạn gốm sứ đã dỡ bỏ kia”, ông Hồng ngậm ngùi.

 
Ông Hồng tiếc nuối vì đoạn đường gốm sứ phải dỡ bỏ (Ảnh: Người đưa tin)
Ông Hồng tiếc nuối vì đoạn đường gốm sứ phải dỡ bỏ (Ảnh: Người đưa tin)

Cầm trên tay một mảnh vỡ của tranh gốm, bà Trần Thị Hải cũng sống gần khu vực cho biết trên Người đưa tin: "Con đường gốm sứ có ý nghĩa với người dân, lưu lại lịch sử của đất nước, những ngành nghề được tuyền tải trên con đường, nếu để lại muôn đời cho con cháu ngày nay thì rất có ý nghĩa". Bà hy vọng rằng sau khi mở đường, con đường gốm sứ này sẽ lại được khôi phục như trước kia.

 
Việc dỡ bỏ một đoạn đường khiến không ít người dân nuối tiếc (Ảnh: Người đưa tin)
Việc dỡ bỏ một đoạn đường khiến không ít người dân nuối tiếc (Ảnh: Người đưa tin)

>>Đọc thêm: Khám phá làng gốm Thanh Hà - nơi đang ngày đêm lưu giữ tinh hoa xứ Quảng

Con đường gốm sứ đang giữ danh hiệu "Bức tranh ghép gốm sứ lớn nhất thế giới" do Kỷ lục Guinness Thế giới công nhận 

Được biết, con đường gốm sứ ven sông Hồng, Hà Nội dài gần 4km đi qua các quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, được khởi công xây dựng năm 2007. Đến tháng 10/2010 thì hoàn thành. Đây là công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Con đường này cũng đã được Tổ chức Guinness thế giới công nhân là bức tranh gốm dài nhất thế giới.

Vì thế việc 600m tranh gốm bị dỡ bỏ có thể ảnh hưởng đến danh hiệu "Bức tranh ghép gốm sứ lớn nhất thế giới". Hiện đoạn đường vẫn đang được các công nhân gấp rút thực hiện để hoàn thành tiến độ.

 
Con đường gốm sứ đang giữ danh hiệu "Bức tranh ghép gốm sứ lớn nhất thế giới" (Ảnh: 24h)
Con đường gốm sứ đang giữ danh hiệu "Bức tranh ghép gốm sứ lớn nhất thế giới" (Ảnh: 24h)

Còn bạn, bạn nghĩ như thế nào về việc 600m đường gốm sứ bị dỡ bỏ để mở rộng mặt đê. Hãy chia sẻ cùng YAN nhé!

Cập nhật các tin tức đời sống - xã hội khác tại YAN!

Thông tin từ Báo Người đưa tin, VTV News

Loạt ảnh đời thường gắn liền với con đường gốm sứ

Suốt 10 năm qua, con đường gốm sứ dường như đã trở thành một biểu tượng văn hóa của Thủ đô Hà Nội. Dọc con đường này, có rất nhiều mảnh đời mưu sinh mà chỉ cần chậm lại một chút, chúng ta cũng có thể cảm nhận được hơi thở của Hà Nội.

Đặc biệt có những khoảnh khắc được ghi lại trên con đường khiến bất kỳ ai nhìn thấy đều cảm nhận được sự bình yên. 

Những bức hình gốm sứ sinh động đã làm nổi bật lên hình ảnh những người lao động chăm chỉ, chất phác nhưng hết sức Việt Nam...Xem thêm!