Trước diễn biến tình hình dịch Covid-19 trên khắp thế giới vẫn đang diễn ra, người dân được khuyến cáo nên thực hiện các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, rửa tay và sát khuẩn mỗi ngày.
Trong đó, mọi người cần chú ý hơn về loại dung dịch rửa tay mình đang sử dụng, bởi trên thực tế đã có một người phụ nữ bị bỏng nặng mà nguyên nhân chính là vì vật dụng này.
Người phụ nữ không may gặp phải sự cố đáng tiếc với chai nước rửa tay (Ảnh: nydailynews)
>>> Xem thêm: Hồng Ngọc bị bỏng nồi xông hơi ở Mỹ: sao Việt lo lắng hỏi thăm
Sát khuẩn bằng nước rửa tay, người phụ nữ vô tình bị bỏng nặng khắp cơ thể
Theo Daily Mail đưa tin, một bà mẹ 3 con ở bang Texas (Mỹ) tên K.W đã bị bỏng khắp cơ thể, từ gương mặt đến chân tay với tỷ lệ thương tích lên đến 18%. Được biết, vụ việc đáng tiếc này xảy ra cách đây 1 tuần, sau khi cô W. rửa tay và thắp một ngọn nến, trên tay cô vẫn cầm chai nước rửa tay thì đột nhiên phát nổ.
"Ngọn lửa lan khắp mặt tôi. Chỉ trong vòng 5 giây, toàn bộ cơ thể tôi như bị thiêu rụi. Đó là thứ mà bạn không bao giờ muốn con mình nhìn thấy", cô bàng hoàng kể lại. Mặc dù bị thương nặng, W. vẫn có thể bế cô con gái 14 tuổi bị tàn tật và đàn chó của gia đình ra khỏi nhà.
Không chỉ mặt mà chân, tay người phụ nữ cũng bị thương tích (Ảnh: @Gofundme)
Chứng kiến cảnh tượng đó, hai cô con gái nhỏ của người phụ nữ này đã phải vội vàng chạy sang nhà hàng xóm để cầu cứu giúp mẹ mình. Hiện tại, W. đang được nằm tại phòng chăm sóc đặc biệt trong một bệnh viện địa phương tại Round Rock, Texas để theo dõi tình hình sức khỏe.
Sau khi vụ vụ việc xảy ra, ông Will Hampton - phát ngôn viên của Sở Cứu hỏa Round Rock cho biết bất kể chúng ta đang dùng loại nước rửa tay nhãn hiệu nào, chúng đều chứa trong đó là cồn etylic để sát khuẩn và đây là chất hoàn toàn rất dễ cháy. "Có vẻ cô ấy đã sử dụng nước rửa tay sau đó thắp nến. Nước rửa tay đó rất dễ cháy vì có ít nhất 62% cồn. Mọi người cần phải cẩn thận", ông Will Hampton nhận định.
Hãy cẩn thận với chai nước rửa tay mà chúng ta vẫn đang sử dụng hàng ngày để sát khuẩn phòng chống Covid-19 (Ảnh: Fox5)
Ngoài ra, dưới sự cho phép của người phụ nữ này, một người bạn của W. đã đăng tải câu chuyện không may mắn trên lên mạng xã hội để cảnh báo những người xung quanh về sự nguy hiểm này.
Đồng thời người này cũng không quên kêu gọi mọi người ủng hộ chi phí điều trị cho bà mẹ 3 con gặp phải hoàn cảnh khó khăn này vì sắp tới họ sẽ cần rất nhiều tiền để làm một cuộc phẫu thuật điều trị bỏng và tìm một mái ấm mới.
Ngôi nhà của W. ở cũng bị hư hại nhiều nơi sau khi vụ việc xảy ra (Ảnh: @Gofundme)
Về phía thương hiệu và cửa hàng mà cô W. đã mua sản phẩm nước rửa tay này hiện vẫn chưa được xác định chất lượng cũng như chưa lên tiếng xoay quanh vụ việc.
>>> Xem thêm: Dùng điện thoại trong khi sạc, một thiếu niên bị bỏng toàn thân
Sơ cứu người bị bỏng đúng cách tại nhà
Khi những trường hợp hỏa hoạn hoặc cháy nổ xảy ra, nạn nhân thường bị thương là do bị ngọn lửa bén vào người, đặc biệt là quần áo gây nên tình trạng bỏng. Để tránh những hậu quả đáng tiếc, họ cần được sơ cứu và xử lý vết thương đúng cách, kịp thời với những lưu ý có thể tham khảo ngay sau đây.
Trước tiên, khi lực lượng cứu hỏa chưa tới kịp, phải bình tĩnh dập tắt hết lửa đang bén trên quần áo bằng cách nằm xuống và lăn qua lăn lại trên chăn vải ướt hoặc cát cho tới khi ngọn lửa được dập tắt hoàn toàn hoặc dùng bình chữa cháy tại nhà (nếu có). Không chạy đi chạy lại vì như thế sẽ tạo ra khí gió khiến ngọn lửa bùng cháy mạnh hơn. Khi lửa đã tắt, xé bỏ quần áo từ từ để tránh bị dính vào cơ thể.
Vết bỏng phải được sơ cứu kịp thời và đúng cách thì mới không gây nguy hiểm (Ảnh minh họa: Pinterest)
Tiếp đến tiến tới sơ cứu vết bỏng bằng cách xối nước từ vòi thẳng vào vết thương hoặc có thể ngâm vết bỏng vào nước trong vòng 15 - 20 phút để làm mát, đồng thời giảm phù nề, viêm nhiễm và giảm độ sâu của vết thương. Lưu ý không dùng nước lạnh, nước đá (trong tủ lạnh) để làm mát.
Cuối cùng, không bôi các thuốc linh tinh kể cả thuốc mỡ lên da, cũng như không được chọc vỡ các túi nước trên vết thương khi phù nề, hay bóc các mảnh vải dính còn sót trên da bởi làm vậy vết thương sẽ lâu lành hơn. Chỉ dùng băng gạc y tế sạch phủ lên những chỗ bị bỏng để tránh bụi bẩn bám vào và nhanh chóng vận chuyển nạn nhân đến các cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.
>>> Xem thêm: Cậu bé 12 tuổi bị bỏng nặng vì thực hiện “thử thách lửa” trên mạng
Trở lại vụ việc của người phụ nữ trên, có thể nói đây là một tình huống hy hữu rất đáng tiếc xảy ra với cô, vì chai nước rửa tay sát khuẩn mà vô tình bị bỏng toàn cơ thể. Qua đây, chúng ta cũng nên hết sức chú ý hơn đối với các vật dụng mà mình đang sử dụng hằng ngày để tránh trường hợp tương tự xảy ra.
Việc rửa tay sạch sẽ và thường xuyên được các chuyên gia y tế thế giới khuyến cáo sẽ giúp chúng ta tránh được nhiều loại bệnh truyền nhiễm cho cơ thể con người. Vì vậy, nước rửa tay được rất nhiều người sắm về cho gia đình sử dụng. Tuy nhiên, bên cạnh những công dụng mà chúng mang lại, có một số lưu ý nhỏ về nước rửa tay mà bạn nên biết:
- Vì nước rửa tay ra đời với mục đích diệt khuẩn nên thành phần chủ yếu trong đó là cồn và phải đạt ít nhất từ 60 – 70 độ trở lên mới các tác dụng sát khuẩn (theo tiêu chuẩn Bộ Y tế). Vì vậy, dung dịch này hoàn toàn có thể cháy nếu tiếp xúc gần với lửa, cần chú ý để tránh bị bỏng.
- Không nên quá lạm dụng nước rửa tay, nếu có điều kiện nên rửa tay với xà phòng và nước sạch sẽ tốt và an toàn hơn.
- Không nên chạm luôn vào thức ăn sau khi vừa mới sát khuẩn tay.
- Nên chọn mua những loại nước rửa tay có thương hiệu uy tín, có nhãn mác và xuất xứ rõ ràng để tránh các bệnh ngoài da và dị ứng.