Học ngoại ngữ đòi hỏi bạn phải đầu tư rất nhiều công sức, thời gian, tiền bạc, ý chí, sự tập trung. Vì vậy, rất nhiều ứng dụng điện thoại đã ra đời để giải quyết một số những khó khăn trên.
Dưới đây là 5 ứng dụng tốt nhất giúp bạn học ngoại ngữ tiết kiệm tiền bạc và thời gian. Một số ứng dụng còn được thiết kế như trò chơi đem lại cảm giác thú vị, hào hứng cho người học.
1. Anki
Anki, trong tiếng Nhật có nghĩa là “ghi nhớ”, là một chương trình flashcard khá lâu đời. Ứng dụng dưới dạng flashcard tập trung chủ yếu vào việc ghi nhớ, nó sẽ hiện ra một từ, cụm từ, hình ảnh hoặc một âm thanh để bạn có thể kết nối, nhắc lại, phiên dịch, thuộc lòng và lưu lại trong trí nhớ. Anki không chỉ thích hợp để học ngoại ngữ, nó còn có ích trong việc học thuộc phương trình, bảng biểu, tên người, mặt người… Điểm mạnh của Anki là bạn có thể tải những từ bạn tự chọn lên (custom card), gồm những từ bạn muốn học.
2. Memrise
Tương tự như Anki, Memrise cũng dựa trên cách học bằng flashcard. Nội dung được tải lên Memrise bao gồm ngoại ngữ, lịch sử, khoa học. Bằng các mẹo ghi nhớ, hình ảnh và những công cụ hữu ích khác, Memrise chủ yếu tập trung vào kĩ năng ghi nhớ, nhưng bạn cũng sẽ cảm thấy thích thú vì các bài tập được thiết kế như trò chơi: Bạn được cộng điểm và “reputation” khi học và cạnh tranh với người dùng khác.
Memrise chạy trên web và có ứng dụng iOS và Android nên bạn vẫn có thể học khi đi trên đường. Điểm mạnh của ứng dụng chính là hoàn toàn miễn phí, thú vị và tập trung chính vào kĩ năng ghi nhớ và lặp lại, các bài tập nhiều vô số nên bạn có thể chọn ngôn ngữ và trình độ mình muốn học.
3. Duolingo
Duolingo tiếp cận việc học ngôn ngữ theo một cách mới, không chỉ có ghi nhớ từ và cách dùng từ. Ứng dụng này cho phép bạn học ngoại ngữ bằng cách dịch thuật – rất hiệu quả để luyện kĩ năng viết và nói. Có một số bài tập kĩ năng nói, Duolingo chưa có nhiều ngôn ngữ, nhưng những khóa học được cho là khá hoàn thiện. Bài tập còn được cấu trúc như những trò chơi, cho phép bạn ghi điểm khi hoàn thành. Ngoài ra, bạn có thể cạnh tranh với bạn bè của mình nếu kết nối ở Facebook và Google Plus.
4. Pimsleur
Pimsleur là một sản phẩm thương mại phải trả tiền, tùy theo bạn muốn học hội thoại hay thêm các tính năng khác. Có cả ứng dụng trên web và điện thoại. Khác với các ứng dụng trên, Pimsleur chủ yếu dựa trên các bài tập phát triển kĩ năng nghe và ghi nhớ bằng flashcards. Mỗi bài tập kéo dài khoảng 30 phút. Bạn có thể vừa nghe audio của Pimsleur trong khi vẫn làm việc của mình. Ra đời từ những năm 1960, Pimsleur là phần mềm khá lâu đời và được sử dụng rộng rãi bởi các cá nhân và các tổ chức lớn.
5. Livemocha
Livemocha là cộng đồng và chương trình ngôn ngữ cực kì chuyên sâu với 12 triệu người bản ngữ tham gia, trên gần 200 quốc gia, dạy hơn 38 ngôn ngữ. Ra mắt năm 2007, phần lớn nội dung của Livemocha hoàn toàn miễn phí. Livemocha chỉ có trên trang web, với các lớp học trực tuyến và hội thoại với người bản xứ, các video hướng dẫn cụ thể... Bạn cũng có thể học "một thầy một trò" trên Livemocha. Dịch vụ này nắm bắt hoàn toàn sức mạnh của truyền thông xã hội, để bạn học được ngôn ngữ mình mong muốn.