Có rất nhiều tính năng ẩn trên Facebook có thể bạn chưa biết.
1. Xem tin nhắn ở mục “Other”
Nếu đã dùng Facebook một thời gian dài, bạn sẽ có một tập tin đầy những thư chưa đọc mà bạn không (hề) biết: Tin nhắn trong mục “Other”.
Để xem những tin này, hãy vào “Messages” trên cột trái (hoặc ngược lại, nhấn vào biểu tượng tin nhắn ở trên). Bạn sẽ thấy mục "Inbox" chính mặc định, và mục “Other” ở bên cạnh. “Other” là nơi mà trang mạng xã hội này gửi tin nhắn từ những người bạn không có trong danh sách kết nối của bạn.
Năm ngoái, Facebook cũng đã thử nghiệm cho phép người dùng trả tiền để gửi tin đến những người chưa kết nối, và lệ phí bắt đầu là 1 đô la và riêng với Mark Zuckerberg là... 100 đô.
2. Xem ai đang dùng tài khoản của mình
Muốn biết ai đó đăng nhập vào tài khoản Facebook của bạn mà không được phép? Hãy vào trang Settings. Dưới mục Security, bạn sẽ thấy đường dẫn “Where You’re Logged In”. Ở đây bạn có thể tìm thấy tất cả những lần đăng nhập từ máy tính và điện thoại. Nó sẽ cung cấp dữ liệu về địa điểm, trình duyệt và thiết bị. Nếu thấy đăng nhập lạ, bạn có thể dùng chức năng “end activity” từ cá nhân hoặc các thiết bị này.
Tính năng này cũng rất tiện lợi nếu bạn đăng nhập từ máy tính bạn bè hoặc công cộng nhưng quên thoát ra.
3. Chuyển sang ngôn ngữ cướp biển hoặc kí tự ngược
Hãy vào General Account Settings > Language > rồi chuyển sang ngôn ngữ cướp biển (English Pirate) hoặc kí tự ngược (Upside Down). Nhưng hãy đảm bảo rằng chính bạn cũng sẽ đọc ra được nội dung trên trang cá nhân của mình nhé.
4. Xem hoặc tạo danh sách quan tâm
Có một chức năng ít người biết gọi là “Interest lists” (Danh sách quan tâm). Đây là tính năng cơ bản trên Facebook và Twitter và bạn không nên nhầm lẫn với danh sách bạn bè (Friends lists). Danh sách quan tâm là bộ sưu tập các bài đăng từ các trang web, công ty hoặc cá nhân mà bạn theo dõi ở trang chủ (ví dụ “hip hop”, “sách truyện”, “phim ảnh” hay “nhà hàng địa phương”). Bạn có thể cài đặt riêng tư hoặc cho một số bạn bè theo dõi, hoặc để chế độ ai cũng theo dõi được.
Để truy cập vào danh sách, kéo xuống đường dẫn “Interests” ở cột bên trái, chọn “More”. Ở trang thứ hai, chọn “+Add Interests” và bạn sẽ có thể tìm kiếm và theo dõi những danh sách quan tâm của người khác, hoặc tự tạo danh sách cho riêng mình.
5. Chi tiết các mối quan hệ
Nếu bạn muốn xem lịch sử chi tiết của bạn và “người ấy”, hãy vào trang www.facebook.us và bạn sẽ thấy lịch sử hoàn thiện trên Facebook với những người được đặt “In a relationship with”. Nếu không có ai, Facebook sẽ chỉ đi đến trang chủ bình thường vì mặc định cho rằng bạn chỉ đang yêu bản thân.
6. Gửi file qua Facebook Chat
Mở cửa sổ chat của Facebook, có một biểu tượng trên cùng bên góc phải cửa sổ. Một trong những lựa chọn là “Add Files…” cho phép bạn tải tập tin lên trực tiếp từ máy tính. Người nhận có thể nhấn vào đường dẫn và tải tập tin về máy.
7. Chèn nội dung
Cũng như các trang truyền thông xã hội khác, Facebook cho phép bạn chèn nội dung công khai vào trang web, bằng cách chọn menu kéo xuống ở góc phải bên trên tập tin và nhấn “embed” để lấy mã.
8. Ngăn không cho Facebook theo dõi lịch sử duyệt web bằng điện thoại
Đây là tính năng bạn sẽ không tìm thấy. Khi thông báo sẽ cho người dùng quyền kiểm soát quảng cáo, Facebook không công bố rằng sẽ lấy lịch sử duyệt web và ứng dụng để đưa ra các quảng cáo phù hợp.
Không như phần lớn cài đặt khác, bạn không thể tránh khỏi bị theo dõi. Tuy nhiên, bạn có thể duyệt web trong riêng tư bằng cách dùng dịch vụ của bên thứ ba Digital Advertising Allience. Bạn phải tắt AdBlocker Plus hoặc các phần mềm tương tự.
9. Tùy chỉnh trang chủ
Bạn nên giữ cho trang chủ “sạch sẽ”, sắp xếp gọn gàng và không gây xao nhãng. Và chắc hẳn, bạn cũng không muốn bị ngập trong các nhãn hàng sản phẩm và những người bạn luôn đăng quá nhiều bài.
Để loại bớt những bài đăng kiểu này, hãy di chuột lên “News Feed” trên góc trái và nhấn vào “Edit Preferences”. Bạn sẽ được xem danh sách và lựa chọn muốn theo dõi bài đăng của ai nhất.