Những cuộc xung đột trong làng bóng đá, phát sinh từ...áo đấu

10:30 10/11/2017

Từ cấp CLB cho tới đội tuyển, có không ít những mẫu áo từng khiến dư luận xôn xao bàn tán.

1. Áo đấu tuyển Tây Ban Nha (World Cup 2018)


Mâu thuẫn về chiếc áo đấu bắt nguồn từ việc kết hợp các màu vàng, tím và đỏ. Người dân TBN cho rằng, những màu sắc này làm gợi nhớ đến quốc kỳ thời Đệ nhị Cộng hòa được sử dụng từ năm 1931 đến 1939 và vẫn còn được lan truyền trong nội bộ các nhóm phản động ngày nay. Thiết kế này ban đầu dựa trên ý tưởng của mẫu áo năm 1994 với ba màu chính là đỏ, vàng và xanh dương. Tuy nhiên, sự pha trộn giữa sắc đỏ và xanh dương lại vô tình cho ra màu tím và từ đó làm nảy sinh những giả thiết chính trị. Hãng sản xuất Adidas và LĐBĐ Tây Ban Nha một mực khẳng định họ không có bất kỳ hàm ý chính trị nào khi thiết kế mẫu áo nhưng tuyên bố này không đủ để xoa dịu dư luận.
Mâu thuẫn về chiếc áo đấu bắt nguồn từ việc kết hợp các màu vàng, tím và đỏ. Người dân TBN cho rằng, những màu sắc này làm gợi nhớ đến quốc kỳ thời Đệ nhị Cộng hòa được sử dụng từ năm 1931 đến 1939 và vẫn còn được lan truyền trong nội bộ các nhóm phản động ngày nay. Thiết kế này ban đầu dựa trên ý tưởng của mẫu áo năm 1994 với ba màu chính là đỏ, vàng và xanh dương. Tuy nhiên, sự pha trộn giữa sắc đỏ và xanh dương lại vô tình cho ra màu tím và từ đó làm nảy sinh những giả thiết chính trị. Hãng sản xuất Adidas và LĐBĐ Tây Ban Nha một mực khẳng định họ không có bất kỳ hàm ý chính trị nào khi thiết kế mẫu áo nhưng tuyên bố này không đủ để xoa dịu dư luận.

2. Áo đấu tuyển Anh (2013)


Bên cạnh màu trắng truyền thống, hãng Nike mạo hiểm chọn xanh đậm để thay thế sắc đỏ thường thấy trong những bộ trang phục của Tam sư. Sau khi được trình làng, chiếc áo đấu đã vấp phải không ít ý kiến trái chiều. Một số cho rằng thiết kế đơn giản và tinh tế. Tuy nhiên, phần lớn NHM dễ dàng nhận ra "bộ giáp" giống với áo đấu năm 1966 của tuyển Đức tới 90% và điều này là minh chứng cho sự nghèo nàn về ý tưởng.
Bên cạnh màu trắng truyền thống, hãng Nike mạo hiểm chọn xanh đậm để thay thế sắc đỏ thường thấy trong những bộ trang phục của Tam sư. Sau khi được trình làng, chiếc áo đấu đã vấp phải không ít ý kiến trái chiều. Một số cho rằng thiết kế đơn giản và tinh tế. Tuy nhiên, phần lớn NHM dễ dàng nhận ra "bộ giáp" giống với áo đấu năm 1966 của tuyển Đức tới 90% và điều này là minh chứng cho sự nghèo nàn về ý tưởng.

3. Áo đấu thứ ba của Manchester United (1995/96)


Mẫu áo này bị "ghét bỏ" bởi "vận xui" mà nó mang lại. Đây bị xem là bộ trang phục xấu xí nhất trong lịch sử của M.U. Suốt quãng thời gian diện bộ cánh xám xịt này, thành tích mà đội bóng của HLV Alex Ferguson giành được không thể tươi sáng nổi với chuỗi trận 1 hòa và 4 thua. Sự chán nản lên đến đỉnh điểm khi nửa đỏ thành Manchester bị Southampton dẫn 3-0 ở hiệp một hồi tháng 04/1996. Trong tình thế đó, Sir Alex đã buộc đội nhà phải chuyển sang màu áo khác để cải thiện tình hình.
Mẫu áo này bị "ghét bỏ" bởi "vận xui" mà nó mang lại. Đây bị xem là bộ trang phục xấu xí nhất trong lịch sử của M.U. Suốt quãng thời gian diện bộ cánh xám xịt này, thành tích mà đội bóng của HLV Alex Ferguson giành được không thể tươi sáng nổi với chuỗi trận 1 hòa và 4 thua. Sự chán nản lên đến đỉnh điểm khi nửa đỏ thành Manchester bị Southampton dẫn 3-0 ở hiệp một hồi tháng 04/1996. Trong tình thế đó, Sir Alex đã buộc đội nhà phải chuyển sang màu áo khác để cải thiện tình hình.

4. Áo đấu tuyển Camaroon (2002)


Trang phục đặc biệt phá cách của tuyển Camaroon đã bị cấm tại World Cup 2002 bởi FIFA cho rằng đây không phải là mẫu áo đấu thích hợp dùng trong bóng đá. Để hợp thức hóa thiết kế, các cầu thủ đã phải mặc thêm một chiếc áo thun có tay bên trong​ mỗi khi ra sân.
Trang phục đặc biệt phá cách của tuyển Camaroon đã bị cấm tại World Cup 2002 bởi FIFA cho rằng đây không phải là mẫu áo đấu thích hợp dùng trong bóng đá. Để hợp thức hóa thiết kế, các cầu thủ đã phải mặc thêm một chiếc áo thun có tay bên trong​ mỗi khi ra sân.

5. Áo đấu Barcelona (2011)


Không giống nhiều đội bóng tại Châu Âu, suốt 112 năm kể từ khi thành lập, Barca từng là cái tên hết sức vĩ đại vì luôn từ chối mọi lời đề nghị quảng cáo của các doanh nghiệp trên áo đấu của mình​. Tuy nhiên, theo lời huyền thoại Johan Cruyff, Barcelona đã bán rẻ niềm tự hào của CLB để đổi lại bằng tiền vào năm 2011, khi đội bóng này ký hợp đồng với Qatar Foundation, qua đó, cho phép tên của tổ chức xuất hiện trên ngực áo. Động thái này đương nhiên vấp phải những chỉ trích dữ dội từ dư luận.
Không giống nhiều đội bóng tại Châu Âu, suốt 112 năm kể từ khi thành lập, Barca từng là cái tên hết sức vĩ đại vì luôn từ chối mọi lời đề nghị quảng cáo của các doanh nghiệp trên áo đấu của mình​. Tuy nhiên, theo lời huyền thoại Johan Cruyff, Barcelona đã bán rẻ niềm tự hào của CLB để đổi lại bằng tiền vào năm 2011, khi đội bóng này ký hợp đồng với Qatar Foundation, qua đó, cho phép tên của tổ chức xuất hiện trên ngực áo. Động thái này đương nhiên vấp phải những chỉ trích dữ dội từ dư luận.

6. Áo đấu Cardiff City (2012/13)


Hơn 100 năm qua, hình ảnh của đội bóng Xứ Wales đã luôn gắn liền với sắc xanh truyền thống, thậm chí, biệt danh "Chim xanh" của họ cũng xuất phát từ màu áo. Tuy nhiên, vì muốn đổi vận mà chủ tịch CLB, ông Vincent Tan đã quyết định chuyển trang phục thi đấu sang màu đỏ kèm theo biểu tượng mới là một con rồng phun lửa vào năm 2012. Sự việc khiến những CĐV trung thành của CLB tỏ ra hết sức bất bình. Một số nhóm CĐV của Cardiff còn lên kế hoạch biểu tình kéo dài suốt 2 năm để bày tỏ sự không đồng tình với quyết định của nhà tài phiệt đến từ Malaysia.
Hơn 100 năm qua, hình ảnh của đội bóng Xứ Wales đã luôn gắn liền với sắc xanh truyền thống, thậm chí, biệt danh "Chim xanh" của họ cũng xuất phát từ màu áo. Tuy nhiên, vì muốn đổi vận mà chủ tịch CLB, ông Vincent Tan đã quyết định chuyển trang phục thi đấu sang màu đỏ kèm theo biểu tượng mới là một con rồng phun lửa vào năm 2012. Sự việc khiến những CĐV trung thành của CLB tỏ ra hết sức bất bình. Một số nhóm CĐV của Cardiff còn lên kế hoạch biểu tình kéo dài suốt 2 năm để bày tỏ sự không đồng tình với quyết định của nhà tài phiệt đến từ Malaysia.

7. Áo đấu sân khách của Inter Milan (2007/08)


Năm 2008, Inter kỷ niệm bách niên của họ với hình ảnh chữ thập đỏ trên mẫu áo sân khách, biểu tượng gợi nhớ đến lá cờ của thành phố Milano. Tuy nhiên, thiết kế này lại gây ra không ít hiểu lầm. Một luật sư người Thổ Nhĩ Kỳ đã đệ đơn khiếu nại tới UEFA, sau khi CLB nước Ý diện bộ trang phục này trong trận đấu với Fenerbahce vì ông cho rằng đội bóng đang có ý xúc phạm đạo Hồi. Vị luật sư khẳng định, dấu thập đỏ gắn liền với những sự kiện đau buồn trong lịch sử và Inter Milan thật sự đã "đụng chạm" đến tôn giáo.
Năm 2008, Inter kỷ niệm bách niên của họ với hình ảnh chữ thập đỏ trên mẫu áo sân khách, biểu tượng gợi nhớ đến lá cờ của thành phố Milano. Tuy nhiên, thiết kế này lại gây ra không ít hiểu lầm. Một luật sư người Thổ Nhĩ Kỳ đã đệ đơn khiếu nại tới UEFA, sau khi CLB nước Ý diện bộ trang phục này trong trận đấu với Fenerbahce vì ông cho rằng đội bóng đang có ý xúc phạm đạo Hồi. Vị luật sư khẳng định, dấu thập đỏ gắn liền với những sự kiện đau buồn trong lịch sử và Inter Milan thật sự đã "đụng chạm" đến tôn giáo.

(Ảnh: Internet)

Hãy theo dõi YAN để cập nhật tin tức thể, thao bóng đá mới nhất 24h nha!