Không chỉ ở Việt Nam, một số nước Châu Á khác vẫn có Tết Đoan Ngọ, thậm chí được tổ chức long trọng, linh đình như một ngày lễ lớn.
Hằng năm cứ đến mồng 5 tháng 5 (âm lịch) dân ta lại tổ chức ăn Tết Đoan Ngọ. Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Đoan dương. Đoan Ngọ là bắt đầu giữa trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa) còn dương là mặt trời, là khí dương, Đoan dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.
Không chỉ riêng ở Việt Nam hay Trung Quốc mà ở Triều Tiên, Hàn Quốc cũng có Tết Đoan Ngọ. Vì vậy, Tết Đoan Ngọ thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.
Tết Đoan ngọ ở Việt Nam
Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ là một trong những dịp lễ lớn trong năm chỉ sau Tết Nguyên Đán. Tết này được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, nên còn có một tên gọi khác là tết nửa năm. Vào dịp Tết Đoan Ngọ, người ta thường sắm sửa hoa quả, đặc biệt là bánh ú nước tro, cơm rượu nếp, vịt quay để cúng trời đất. Bên cạnh đó, Tết đoan ngọ có ý nghĩa rất quan trọng, không thể bỏ qua với người Việt xưa, là dịp để những đứa con ở xa về nhà cùng tề tựu với gia đình.
Người Việt hay làm các món ăn truyền thống trong ngày lễ này
Bên cạnh đó, Tết Đoan Ngọ đã được Việt hoá thành ngày "Tết diệt sâu bọ" và thờ cúng, nhớ ơn tổ tiên. Tết Đoan Ngọ được diễn ra khi các cánh đồng lúa đang được thu hoạch, là giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dễ sinh sâu bệnh nên ngày này được dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh.
Bánh ú nước tro là một trong những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ
Tết đoan ngọ ởTrung Quốc
Nguồn gốc xâu xa của Tết Đoan Ngọ cũng xuất phát từ Trung Quốc, chính vì thế nó được tổ chức long trọng và linh đình hơn Việt Nam rất nhiều và mang ý nghĩa khác. Nó gắn liền với câu chuyện tưởng nhớ đến một vị đại thần có công với đất nước thời nhà Sở tên là Khuất Nguyên.
Túi thơm có thêu chữ của người Trung Quốc trong ngày Tết Đoan Ngọ.
Không những được coi như một ngày lễ lớn, ngày Tết Đoan Ngọ hàng năm là ngày nghỉ theo quy định của nhà nước và nhiều nơi đã diễn ra nhiều hoạt động nhân dân như đua thuyền rồng, mang theo túi thơm. Vào ngày Tết Đoan Ngọ, người ta đi thăm hỏi, biếu quà và cùng ăn các món truyền thống như bánh chưng, trứng mặn… Người lớn thường mang cho trẻ những vật trừ tà như chỉ năm màu, túi thơm, giày hình đầu hổ, yếm thêu hình con hổ. Trước nhà treo các loại lá thuốc để xua đuổi bệnh tật, trừ ruồi muỗi.
Chèo thuyền rồng trong dịp Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc.
Tết đoan ngọ ở Hàn Quốc, Triều Tiên
Hàn Quốc thường diễn ra các hoạt động gội đầu như lễ nghi cầu mong sức khỏe
Với tên gọi là Dano, Tết Đoan Ngọ ở xứ Hàn cũng được tổ chức vào mùng 5 tháng 5. Ở hai đất nước này, người dân quan niệm rằng số 5 là biểu tượng của sức mạnh, của sự cường tráng. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi ngày mùng 5 tháng 5 được mọi người coi là một trong ba ngày lễ Tết lớn nhất trong năm cùng với Tết Nguyên Đán và Tết Trung Thu.
Phụ nữ mặc hanbook và tham gia các trò chơi dân gian
Vào dịp tết này, ở xứ sở kim chi, phụ nữ và trẻ em thường tắm gội, mặc trang phục truyền thống, sau đó chia nhau những món ăn truyền thống như bánh Suritteok và Yaktteok, được làm từ bột gạo để giữ gìn sức khỏe và cầu mùa màng bội thu. Bên cạnh đó, ở đất nước quan trọng về việc chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp này, Hàn Quốc còn khuyến khích mọi người tập thể dục rèn luyện sức khỏe để giữ gìn vóc dáng cho cả nam lần nữ qua các trò chơi vận động như đu quay và đấu vật.
Bánh được làm từ bột gạo là món bánh truyền thống của người Hàn Quốc
Ảnh : Internet