Tại sao bác sĩ lại mặc áo blouse trắng? Tại sao lại chọn con rắn cho biểu tượng ngành?

12:30 27/02/2019

Nói đến nghề y, chúng ta sẽ dễ dàng liên tưởng đến người bác sĩ trong chiếc áo blouse trắng cùng với chiếc ống nghe đeo ở cổ. Nhưng tại sao lại là những hình ảnh đặc trưng đó, bạn biết không?

Tại nước ta, ngày 27/2 hàng năm vẫn được tôn vinh là Ngày Thầy thuốc Việt Nam. Thế nhưng ngoài việc nhớ tới trọng trách cao cả của những người hành nghề y, bạn còn biết gì về cái nghề đặc thù này?

Tại sao biểu tượng trong ngành Y - dược lại là con rắn mà không phải là con vật khác?

Theo truyền thuyết cổ đại Hy Lạp, Esculape là con trai của thần Apollo (vị thần của Thái Dương và của Trí Tuệ) và nàng Coronis. Truyền thuyết cho rằng, mẹ ông bị nữ thần Artemis (chị em song sinh với Apollo) giết chết vì tội lăng loàn khi đang mang thai ông. Điều ấy khiến cha ông đã phải mổ lấy con ra khỏi bụng mẹ.

Mất đi tình yêu của mẹ, Esculape bị đem bỏ lên núi gần thành phố Epidaure, nhờ được dê cho bú và được lũ chó canh chừng nên đã sống sót. Sau đó ít lâu, Esculape lại được cha mang đến cho Chiron, vị thần Nhân Mã (đầu người, hình ngựa) nuôi dạy những kỹ năng để trở thành một chiến binh thực thụ. Do bản tính ưa quan sát và lớn lên trong khung cảnh thiên nhiên, Esculape lại sớm nhận ra các loại cây cỏ có dược tính chữa bệnh hoặc có thể cải tử hoàn sinh.

Tại sao bác sĩ lại mặc áo blouse trắng? Tại sao lại chọn con rắn cho biểu tượng ngành?

Một ngày nọ, Esculape đang trên đường đi thăm bạn gặp một con rắn, ông đã đưa cây gậy ra và con rắn liền bám lấy rồi bò lên quấn quanh cây gậy. Esculape nhanh chóng cầm cây gậy đập xuống đất để giết chết con rắn. Ngay sau đó, một con rắn khác bò tới cứu đồng loại của mình, miệng ngậm một loại thảo dược và dùng nó giúp con rắn đã chết sống lại. Từ đó, Esculape để tâm tìm kiếm các loại cây cỏ trong núi để chữa bệnh cho con người.

Thần Zeus - vị thần tối cao của đỉnh Olympia, lo sợ Esculape quá tinh thông y học sẽ giúp cho loài người trở thành bất tử, không còn tin vào các vị thần và ngày càng hỗn xược nên đã sai anh em nhà Cyclops tạo mũi tên sấm sét để trừng phạt Esculape. Trước tình hình đó, Apollo đã van nài cha mình tha tội cho Esculape, đồng thời cho phép Esculape đứng vào hàng tinh tú trong chòm sao Nhân mã (Sagittaire). Từ đó, Esculape được xem như thần bổn mệnh của các thầy thuốc.

Thần Esculape về sau lấy vợ hạ sinh được 2 con gái, 3 con trai. Lịch sử vẫn còn ghi nhận những cống hiến mà gia đình Esculape để lại cho cuộc chiến thành Troy cũng như lịch sự hàng ngàn năm của Hy Lạp thịnh vượng. 

Để tưởng nhớ ơn đức của Esculape, hậu thế đã dựng bức tượng của ông, tay cầm chiếc gậy làm bằng cây nguyệt quế và một con rắn quấn quanh. Con rắn này có tên là Elaphe longissima - một loài rắn lành sống phổ biến ở châu Âu. Truyền thuyết còn kể thêm, loài rắn này từng được đưa đến La Mã để cứu nguy cho người dân bị nạn dịch hạch, chữa bệnh cho họ bằng cách liếm các vết thương của người bệnh khi họ đang say ngủ.


Thần Esculape được coi là ông tổ của ngành Y - Dược.
Thần Esculape được coi là ông tổ của ngành Y - Dược.

Dựa vào những điều còn ghi chép, ngày nay ngành y đã dùng biểu tượng con rắn quấn quanh cây gậy phép của Esculape để tượng trưng cho ngành. Trong biểu tượng của ngành dược cũng sử dụng hình ảnh con rắn quấn quanh một cái ly hoặc cốc có chân cao (tượng trưng cho chén thuốc của nữ thần sức khỏe Hygia).


Biểu tượng của ngành Dược
Biểu tượng của ngành Dược

2. Tại sao lại là áo blouse trắng?

Khi đến các phòng khám, bệnh viện trên khắp thế giới, chúng ta sẽ bắt gặp những chiếc áo choàng trắng dài đến gối gắn liền với hình ảnh của bác sĩ (hay còn gọi là blouse trắng). Chúng bắt nguồn từ trang phục của những nhà khoa học làm việc trong phòng thí nghiệm và chính thức được sử dụng vào đầu thế kỷ XX.

Trước thời điểm đó, ngành y học nói chung bị coi là chung tính chất với phù thủy, pháp sư, thầy lang - những người không được đào tạo chính thống, đưa ra những phán xét đầy tính thần linh và phải mặc quần áo bình thường. 

Khi đó, các nhà khoa học đang mải miết tìm ra các loại thuốc và phương pháp chữa bệnh mới. Tuy nhiên, quá trình áp dụng gặp nhiều khó khăn, chưa đem lại hiệu quả như ý. Điều đó khiến người dân ngày càng mất lòng tin vào những người làm nghề Y.

Tại sao bác sĩ lại mặc áo blouse trắng? Tại sao lại chọn con rắn cho biểu tượng ngành?

Để lấy lại sự tin tưởng của bệnh nhân, các bác sĩ bèn chọn áo choàng trắng làm áo ngành nhằm tách biệt bản thân. Họ muốn giành được sự tin tưởng của bệnh nhân như những nhà khoa học khác. Trang phục này còn giúp đảm bảo môi trường vô trùng và xoa dịu tâm lý của người bệnh. Không những vậy, màu trắng còn được coi là tượng trưng cho cuộc sống và sự tinh khiết.

Thời kỳ đầu, áo choàng màu đen được dùng thay cho áo trắng khi sử dụng trong phòng xét nghiệm sinh học và vi trùng học bởi màu ấy giúp nhìn thấy bụi bẩn dễ hơn. Giai đoạn này, phương pháp chữa bệnh còn sơ đẳng nên tỷ lệ tử vong do bệnh tật và dịch bệnh rất cao. Vô tình, tấm áo màu đen còn có tác dụng bày tỏ sự tôn trọng đối với người chết.

Tại sao bác sĩ lại mặc áo blouse trắng? Tại sao lại chọn con rắn cho biểu tượng ngành?

Năm 1915, các bác sĩ đều chuyển sang mặc áo blouse trắng và quần dài, bới lẽ y học cũng như khoa học và kỹ thuật đã có bước phát triển vượt bậc, tỷ lệ tử vong giảm dần, sức khỏe con người được nâng cao. Người ta đồng tình rằng áo blouse trắng giúp các bác sĩ có trách nhiệm hơn với nghề nghiệp và làm bệnh nhân thấy thoải mái.

Tại sao bác sĩ lại mặc áo blouse trắng? Tại sao lại chọn con rắn cho biểu tượng ngành?

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng có lời dạy: "Lương y như từ mẫu". Người thầy thuốc phải là “lương y”, phải rèn đức, hướng tâm, hướng thiện, đề cao chữ Thiện và chữ Tâm. Những người làm nghề y vừa có y thuật, vừa có y đức, đã thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp của người thầy thuốc. Họ đã không quản khó khăn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng để chăm sóc sức khỏe, cứu sống người bệnh, trở thành những người hùng thầm lặng của toàn dân.