Tối 26/2, chiếc máy bay Air Force One đưa Tổng thống Mỹ Donald Trump tới Hà Nội tham dự Hội nghị thượng đỉnh Mỹ Triều lần thứ 2 đã chính thức hạ cánh xuống sân bay quốc tế Nội Bài. Chiếc chuyên cơ của người đứng đầu nước Mỹ có nhiều điểm đặc biệt và thu hút sự chú ý của không ít người.
Được biết, chiếc máy bay Air Force One có chiều dài 70,71 m; chiều cao 19,2 m và có sải cảnh lên tới 59,3 m. Trên máy bay có buồng lái, khu tiếp nhiên liệu nóng và nhiều trang thiết bị đầy đủ cho Tổng thống, bao gồm phòng ngủ, phòng tắm, nhà vệ sinh, bồn rửa tay và cả một phòng tập gym nho nhỏ.
Chiếc máy bay của người đứng đầu Nhà Trắng được thiết kế đặc biệt nhằm đảm bảo an toàn cũng như thuận lợi trong việc di chuyển của Tổng thống
Chiếc máy bay đặc biệt này được trang bị hệ thống phòng vệ chống hoạt động vô tuyến đặt ở đỉnh máy bay, với tác dụng làm nhiễu radar của đối phương. Đồng thời, pháo sáng cũng được giấu ở cánh máy bay và có thể được thả ra khi cần thiết để đánh lạc hướng tên lửa của đối phương. Với thiết kế độc đáo, thân của chiếc máy bay này được cho là có thể chịu được một vụ nổ hạt nhân trên mặt đất.
Air Force One được thiết kế với 3 sàn, 2 cửa thoát hiểm nằm ở phía trước. Bên cạnh phi công và phi công phụ, mỗi chuyến bay sẽ có sự góp mặt của các kỹ thuật viên cũng như người định hướng cùng ngồi trong buồng lái để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình bay. Mỗi lối ra của chiếc máy bay đều có một thang gập riêng biệt, bởi vậy mà "cánh chim sắt" của Tổng thống Mỹ không cần phụ thuộc vào các trang thiết bị của sân bay.
"Pháo đài trên không" của ông Donald Trump có diện tích mặt sàn lên tới 371 mét vuông, đủ sức chứa được 76 hành khách
Chiếc Air Force One có diện tích mặt sàn lên tới 371 mét vuông, đủ sức chứa được 76 hành khách. Tất cả các cửa sổ của chiếc máy bay đặc biệt này đều được trang bị kính chống đạn để đảm bảo an toàn cho bên trong. Trên máy bay có tổng cộng 20 màn hình TV, cùng với đó là 85 chiếc điện thoại được phân chia làm nhiều loại để phục vụ cho việc liên lạc cũng như giao phó chỉ thị của Tổng thống tới cấp dưới. Theo quy định, điện thoại màu ghi sẽ được dùng cho mục đích bảo mật, trong khi điện thoại màu trắng được dùng cho các mục đích khác. Trên chiếc máy bay còn có riêng một căn phòng mang tên "Situation Room". Đây là nơi được trang bị đầy đủ các thiết bị, bao gồm cả TV để phục vụ cho các cuộc họp video.
Điểm đặc biệt của chiếc máy bay Air Force One còn ở chỗ nó có một lớp sơn bên ngoài với màu sắc khá khác biệt, đó là màu xanh. Theo đó, màu sắc ban đầu được chọn cho những chiếc chuyên cơ phục vụ Tổng thống Mỹ theo kế hoạch không phải là màu xanh như chúng ta vẫn thường thấy.
"Cánh chim sắt" này được trang bị kính chống đạn để đảm bảo an toàn cho các nhân vật bên trong
Vào tháng 6 năm 1962, hãng sản xuất máy bay nổi tiếng Boeing đã tung ra thiết kế của hai chiếc máy bay mới đóng vai trò là Air Force One với màu đỏ và cam chủ đạo cùng font chữ dạng viết thư. Theo New England Historical Society, nhà thiết kế công nghệ nổi tiếng người Pháp Raymond Loewy - người nổi tiếng với việc tạo ra thiết kế cho nhiều thương hiệu lớn, đã chia sẻ với một nhân viên Nhà Trắng rằng thiết kế nói trên quá “xa hoa” và “thiếu chuyên nghiệp". Khi Jackie Kennedy nghe thấy ý kiến này, bà đã yêu cầu chồng mình thuê Loewy về để thiết kế chiếc máy bay dành riêng Tổng thống Mỹ.
Mỗi cửa máy bay đều có trang bị thang riêng, giúp việc di chuyển của Tổng thống không bị phụ thuộc vào trang thiết bị ở sân bay
Trong lần gặp gỡ đầu tiên với tổng thống John F. Kennedy, Loewy đã cùng với người đứng đầu Nhà Trắng ngồi trên sàn nhà và vạch ra một hệ màu sơn mới cho chiếc máy bay. Lúc này, Tổng thống Mỹ bày tỏ ý muốn một thiết kế ít mang tính chất quân sự hơn. Đây chính là lý do dòng chữ “U.S Air Force” bên sườn máy bay được đổi thành một dòng chữ mang tính chất trung lập hơn là “The United Stats of America". Loewy cũng thêm vào huy hiệu Tổng thống gần mũi máy bay và một lá quốc kì Mỹ ở đuôi máy bay. Để lựa chọn font chữ cho chiếc chuyên cơ, Loewy đã tìm cảm hứng trong các tài liệu lịch sử của Mỹ và cuối cùng ông nhận thấy font chữ Caslon được sử dụng trong bản Tuyên ngôn Độc lập ban đầu chính là một lựa chọn tuyệt vời.
Ban đầu, máy bay Air Force One có màu sơn đỏ và cam là chủ đạo, tuy nhiên sau đó đã được đổi thành màu xanh
Đối với hệ màu trên thân máy bay, Loewy lựa chọn những gì đơn giản nhưng ấn tượng. Biết ông John F. Kennedy thích màu xanh, nhà thiết kế này lựa chọn màu xanh với nhiều sắc độ khác nhau làm tông màu chủ đạo. Màu xanh này vẫn được duy trì trên Air Force One tới tận hôm nay.
Tổng hợp
Các thông tin Đời sống, Xã hội sẽ được chúng tôi liên tục cập nhật tại mục Đời của YAN NEWS!