Hãy cùng tiếp tục khám phá những công trình kiến trúc cực kì hoành tráng nhưng chỉ do 1 người xây dựng nên.
Xa lộ kì ảo
Gary Greff, một giáo viên đã nghỉ hưu đã quyết định tự tay biến Regent - một thị trấn nhỏ ở phía Bắc Dakota thành một điểm du lịch thú vị vào năm 1990.

Dù không có kinh nghiệm trong nghề điêu khắc nhưng Gary đã xây 10 bức điêu khắc kim loại dọc đường (biệt danh là "Xa lộ kì ảo") dẫn vào thị trấn. Những bức điêu khắc độc đáo này đã đem lại cho Gary kỉ lục về bức điêu khắc kim loại lớn nhất thế giới.

Chưa dừng lại ở đó, gần đây nhất, Gary đã biến một trường tiểu học đóng của thành một quán trọ với bối cảnh như một lâu đài cổ. Anh vẫn cần cù điêu khắc đến tận bây giờ và vẫn chưa có ý định dừng lại.
Casa de Piedra
Vào năm 1907, một người xây mộ tên là Lino Bueno được thị trấn Alcolea Del Pinar thuê để khai quật những khối đá vôi xây nhà. Thế là anh Lino đã làm suốt 7 năm trời. Trong thời gian đó, anh Lino đã tranh thủ xây cho mình một khoảng không gian đủ cho một gia đình nhỏ để vợ con của anh có thể dọn vào ở

Trong 20 năm tiếp đó, anh tiếp tục mở rộng không gian riêng đó ra. Những công trình ấn tượng của anh Lino lọt đến tai hoàng đế Tây Ban Nha Alfonso XIII và ngài đã trao cho anh huân chương Tài Trí (Medal of Merit)

Anh vẫn tiếp tục đào đá đến khi mất ở tuổi 80. và công trình của anh trở thành nơi tị nạn trong thời nội chiến Tây Ban Nha. Vào năm 1978, Hoàng đế Juan Carlos đã cho đặt một tấm bia tưởng niệm cố gắng của anh Lino tại công trình đồ sộ này.
Những cái đầu của Filippo Bentivegna
Filippo Bentivegna là một người nhập cư sang Mỹ vào năm 1913 để kiếm việc làm nhưng không may bị chấn thương thần kinh và tâm thần nhẹ do dính vào một vụ xô xát. Filippo đã dùng khoảng tiền anh dành dụm được để một mua một trang trại cho riêng mình.

Khi ở trong trang trại anh bắt đầu đục đẽo tất cả tảng đá quanh trang trại của mình thành hình những cái đầu. Thậm chí Filippo còn đào thêm những cái hang xuống lòng đất và tạc hình những cái đầu lên các vách đá. Cứ thế mà Filippo làm ra hàng ngàn cái đầu mà không có chủ đích gì cả. Điều đó khiến anh trông như kẻ điên vừa khiến anh nổi tiếng.

Bất chấp nhiều lời chào mua,anh vẫn từ chối không bán các tác phẩm của mình. Sau khi anh mất, một số tác phẩm được đưa vào viện bảo tàng số còn lại góp phần biến trang trại trở thành một điểm hút khách du lịch với cái tên “Lâu đài kì ảo”
Khu vườn cây cảnh của Pearl Fryar
Khi Pearl Fryar dọn đến Bishopville, Nam Carolina năm 1982 với vợ mình là một người Mỹ gốc Phi, anh đã bị một số người từ chối cho mua nhà do sự kì thị chủng tộc. Chính vì thế mà Fryar quyết cho họ lóa mắt bằng cách chiến thắng cuộc thi “Nhà có sân vườn đẹp nhất tháng"

Từ đó, việc làm vườn trở thành đam mê của anh và sau 30 năm làm việc, sân của anh đã thu hút du khách toàn thế giới với hơn 300 loại cây.

Dù thành công vang dội, Fryar vẫn sống rất khiêm tốn. Khi nhớ lại những vị khách từ Nhật Bản đến, anh nói: “Ngay cả mơ tôi cũng không nghĩ có người sẵn sàng lặn lội đường xa đến chỉ để xem mấy cái bụi cây được cắt tỉa”
Lâu Đài Bishop.
Vào năm 1959, Jim Bishop đã mua một mảnh đất 2,5 mẫu ở Colorado và 10 năm sau anh bắt đầu xây một toà lâu đài của riêng mình. Và cứ thế nó từ từ trở thành công trình lớn nhất chỉ do một người xây nên.

Tháp chính của lâu đài Bishop cao 49 mét và toàn bộ công trình nặng 50000 tấn. Tất cả đều do Bishop xếp từng viên gạch mà nên và anh hoàn toàn không theo bất cứ bản thảo hay kế hoạch nào.

Bishop hiện đang xây thêm một hầm ngục cho toà lâu đài dĩ nhiên nó cũng không được lên kế hoạch cụ thể. Bishop nói: “Cái hay ở việc xây dựng mà không cần bản thảo hay kế hoạch là nếu bạn mắc một sai lầm, bạn có thể gọi nó là nghệ thuật.”