"Hết hồn" với những bức chân dung tội phạm "thách thức" cả thế giới

11:00 25/04/2017

Những tên tội phạm với nhân dạng dưới đây sẽ khiến chúng ta tin rằng thế giới này vẫn còn tồn tại nhiều điều bí ẩn.

Phác thảo chân dung là một trong những phương pháp lâu đời mà cảnh sát sử dụng để truy tìm những kẻ phạm tội. Cho đến tận ngày nay, người ta vẫn dựa vào các miêu tả khuôn mặt của bọn tội phạm từ các nhân chứng để tổng hợp lại và tạo ra bản phác thảo khuôn mặt giống nhất của kẻ tình nghi. Điều này phụ thuộc rất lớn vào trí nhớ và cách mô tả của nhân chứng khi họa sĩ bắt đầu phác họa.

Tuy nhiên, không phải lúc nào mọi chuyện cũng xảy ra suôn sẻ. Đôi khi sẽ có những người chẳng nhớ được rõ ràng khuôn mặt mà họ cần miêu tả, những chi tiết sẽ bị “xáo trộn”, mâu thuẫn lẫn nhau với hàng loạt những kí ức khác. Kết quả là bức chân dung ra đời khác xa những gì người ta tưởng tượng, với những khuôn mặt có đường nét “lạ lùng”, hay thậm chí là nhìn không giống người lắm.

Dưới đây là những minh chứng “người thật việc thật” cho trường hợp kể trên, cho dù bởi vì trí nhớ nhân chứng hay tay nghề của họa sĩ thì những bức tranh này đều có một điểm chung là không thể nhịn cười.

#1 Khi miêu tả một tội phạm cho nghệ sỹ phác hoạ, điều quan trọng là phải cung cấp những chi tiết cụ thể và rõ ràng về. Bức tranh này đã hoàn toàn thất bại về chức năng khi khuôn mặt không hề tương đồng với tình nghi, và cũng chẳng giống con người cho lắm.

 

#2 Thoạt nhìn, bản phác thảo này dường như khá chính xác, từ hình dạng khuôn mặt, mắt, mội cho tới kiểu ria mép. Tuy nhiên, điều gây bối rối ở đây chính là chiếc mũ chữ A. Chữ A thực sự đóng vai trò gì ở đây? Có lẽ là tên của người này chăng?

#3 Đố các ngài cảnh sát có thể tìm ra tên tội phạm với bản mô tả như được-vẽ-bởi-học-sinh-lớp năm này.

#4 Chi tiết duy nhất sử dụng được trong trường hợp này chỉ là nửa trên của khuôn mặt. Tên tội phạm này quả thật đã rất khôn ngoan khi biết dùng khăn quàng che nửa mặt trong lúc “hành sự”.

#5 Bản phác thảo này giống như một sự pha trộn giữa nhân vật Joe Dirt của David Spade và một đô vật chuyên nghiệp năm 1990. Cho dù đó là trường hợp nào chăng nữa thì bạn cũng phải thừa nhận đây là một sự kết hợp đáng sợ.

#6 Dù cho thứ trước mặt bạn có thể gây ra quá nhiều sự bối rối, nó cũng đã giúp cảnh sát bắt được kẻ cướp ngân hàng bị kết án Joseph Weir.

#7 Đây có vẻ là tên tội phạm có khuôn mặt “thư giãn” nhất trong lịch sử, chưa kể hắn còn có điểm tương đồng với diễn viên hài Jon Lovitz.

#8 Đây là một nhân vật trong game bước ra ngoài đời thực và gây án?

#9 Thật khó có thể nói được ai là người có lỗi trong bức phác thảo này.

#10 Với mái tóc này, chẳng cần phải phạm tội thì người “có vẻ” được miêu tả trong bức tranh trên cũng đã thu hút tất cả mọi sự chú ý rồi.

#11 Ai đó đã phạm tội trên một chiếc Nintendo Wii và bị các nhân chứng bắt gặp? Có vẻ cảnh sát cũng chẳng còn sự lựa chọn nào khác.

#12 Một vụ cướp ở tiểu bang Missouri đã dẫn tới bản phác thảo nhân vật theo phong cách Van Gogh vui nhộn này. Người đàn ông này có vẻ đã nhìn sang bên trái trong suốt khoảng thời gian anh ta phạm tội.

#13 Có rất nhiều sự thắc mắc đã dấy lên khi bức họa này được công bố: là mặt bẩn hay là mặt có râu? Chuyện gì đã xảy ra với phần cổ? Tại sao lại phải làm mờ? Vân vân và mây mây.

#14 Phải chăng đây là người anh em của nhân vật Question của hãng DC Comics? Thật ra thì cũng có thể đổ lỗi rằng họa sĩ đã không thể nào vẽ mắt cho chính xác được.

#15 Còn đây thực sự là một thành phẩm đạt chất lượng đỉnh cao. Có lẽ cảnh sát nên truy tìm chủ nhân của chiếc nón này?

#16 Không còn nghi ngờ gì nữa! Đây chắc chắn là bức vẽ chân dung giới thiệu bạn học cùng lớp theo phong cách nghệ thuật bậc tiểu học.

#17 Tin hay không tùy bạn, bức tranh này thực sự đã phát huy tác dụng trong việc bắt giữ nghi phạm giết người ở Bolivia. Một nghi vấn dấy lên rằng: chắc anh ta đã tự nhận mình là người trong bức tranh?

#18 Không còn gì ngoài đôi mắt ấy. Một ninja đội nón lưỡi trai đã thật sự xuất hiện và gây án.

#19 Đây là bức phác hoạ một tên cướp ngân hàng ở Thái Lan lấy một ít cảm hứng từ Daft Punk. Kết quả như thế nào chắc hẳn các bạn đã biết.

#20 Bức phác thảo này cho thấy người phạm tội có thể đã từng làm việc trong nhà máy sô cô la của Willy Wonka.

#21 Và đây chính là đỉnh cao của nghệ thuật phác thảo. Tên tội phạm chắc hẳn đã tích đức rất nhiều nên mới được nhận dạng như thế này.

Nguồn ảnh: boredomtherapy