Những bộ phim lột tả chân thực nhất về công việc của người làm báo

12:10 21/06/2018

Ngày Báo chí Cách Mạng Việt Nam, ngày 21/6, là ngày mà chúng ta dùng để tôn vinh những người làm việc ở khối ngành truyền thông, báo chí. Tuy có những người làm báo một cách tiêu cực, thế nhưng vẫn luôn có những nhà báo chân chính xông pha vào những hiểm nguy và góp phần đưa những tin tức nóng hổi, một cách nhanh chóng và chính xác nhất đến với độc giả..

Một số phim điện ảnh và truyền hình nói về nghề làm báo, cứ đến ngày lại đăng, để mỗi người trong chúng ta nhớ rằng báo chí là một công việc thiêng liêng, đòi hỏi sự công tâm và trung thực từ một nhà báo, dù thời đại có thay đổi thế nào đi chăng nữa.

“Nghề báo”

Những bộ phim lột tả chân thực nhất về công việc của người làm báo

Nghề báo là một bộ phim truyền hình đi sâu khai thác về lối sống, nội tâm và những mối quan hệ đa chiều, có phần liều lĩnh của một nhà báo. Phim xoay quanh nhân vật chính là Thúy Bình (Hồng Ánh), vốn là một nữ phóng viên nhiệt huyết và tận tâm với công việc.

Bộ phim khai thác một cách trực tiếp những vấn đề nóng bỏng, có tính thời sự như tham nhũng, hối lộ và sự vấy bẩn đạo đức nghề nghiệp, cùng với việc các nhân vật được khắc họa một cách rõ nét, sinh động, tính cách đa dạng... Lên sóng vào năm 2006, Nghề báo lúc đó trở thành một điểm nhấn trong làng phim truyền hình Việt năm 2006.

“Phóng viên thử việc”

Những bộ phim lột tả chân thực nhất về công việc của người làm báo

Phóng viên thử việc là một phim truyền hình nói về quá trình cố gắng, tìm chỗ đứng riêng của các nhà báo, phóng viên trẻ trong nghề báo. Phim do đạo diễn Quốc Trọng làm đạo diễn và được phát sóng trên VTV3 vào năm 2007, kể về những phóng viên mới vào nghề phải đương đầu với biết bao những khó khăn, thử thách, thậm chí là những mưu mô, toan tính để có được chỗ đứng trong toàn soạn.

 

“Đèn vàng”

Đèn vàng là một phim của đạo diễn Mai Hồng Phong, khắc họa những mâu thuẫn, giằng xé trong nội tâm của các nhà báo khi đứng trước trách nhiệm "cảnh tỉnh xã hội" của mình và những mong muốn, nhu cầu cá nhân. Một người làm báo phải liên tục đấu tranh để giữ được sự trong sạch trong ngòi bút của mình cũng như tỉnh táo để không sa đà vào những cám dỗ cuộc sống. 

Những bộ phim lột tả chân thực nhất về công việc của người làm báo

Dựa trên tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Trần Chiến, đạo diễn Mai Hồng Phong đã dàn dựng nên một bộ phim truyền hình dài 12 tập. Phim xoay quanh những khó khăn mà Vĩnh, một nhà báo tâm huyết với nghề, phải đối mặt khi nhận những đề tài viết về mặt tiêu cực của xã hội. Rồi còn phải cân bằng giữa cuộc sống công việc vốn phức tạp với một cuộc sống gia đình sao cho cả hai thế giới phải cân bằng lẫn nhau. Thật khó khăn làm sao khi mà ngay cả sự đồng cảm, chia sẻ và sát cánh của cô bạn đồng nghiệp trẻ của Vĩnh cũng khiến vợ anh nghi ngờ.

“Gái già xì tin”

Gái già xì tin là bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cũng tên của nữ văn sĩ Thu Thủy. Truyện phim nói về nhân vật Dương (Phương Oanh), một phóng viên du lịch 30 tuổi chưa có người yêu. Cô khắc họa thành công một cô phóng viên cá tính, hồn nhiên, chân thật. Cô thể hiện đam mê công việc, tận hưởng tuổi trẻ theo cách riêng của mình. Dương là hình mẫu điển hình của cô gái trẻ sống tự do, phóng khoáng. Lối sống của cô cho đến nay vẫn là lối sống mơ ước của nhiều người.

Những bộ phim lột tả chân thực nhất về công việc của người làm báo

Nghề báo trong phim hiện lên với một hình ảnh là một công việc ngốn nhiều thời gian, công sức đến mức thời gian để đi tìm người yêu còn không có. Nhưng những ai đã làm trong nghề, đều ý thức rõ được giá trị của bản thân và luôn tận hưởng từng phút giây với nghề và không vội vàng rời xa nó.

"Phía trước là bầu trời"

Những bộ phim lột tả chân thực nhất về công việc của người làm báo

Bộ phim truyền hình lên sóng năm 2001 và mới gần đây bỗng dưng gây sốt trở lại cũng khai thác một góc nào đó trong nghề báo. Trong phim, Nhung (Kiều Anh) sau khi tốt nghiệp đã xin vào làm việc tại một tòa soạn báo. Cô khá tự hào về công việc này của mình và vẫn rất chăm chỉ viết lách, thường xuyên. Trong phim, nghề báo được cô gái Nhung chọn vì nó hợp với cô, một cô gái nhẹ nhàng, đoan trang và có phần thanh cao. Nghề báo trong phim như một nghề cao quý, đến mức cô bạn gái Nguyệt cũng rất xúng xính chọn nghề báo là nghề "vỏ bọc" của mình để tạo cho người đối diện một hình ảnh thanh cao, ngoan ngoãn để đi... "cua trai".