Cơn lũ đi qua để lại biết bao hệ luỵ về người và của. Người dân hiện tại chỉ còn cách chung sức nỗ lực dọn dẹp lại những hậu quả từ thiên tai.
Một trong số đó phải kể đến chính là rác thải. Đặc biệt, huyện Quảng Ninh và Lệ Thuỷ tại Quảng Bình cũng chịu ảnh hưởng nặng nề về vấn đề này.
Vấn đề rác thải là một trong những hệ luỵ xảy ra sau khi lũ rút. (Ảnh: Thanh Niên).
>>>Đừng bỏ qua: Cộng đồng Đông Nam Á cầu nguyện cho Việt Nam trước tình hình lũ lụt
CLB du lịch nảy ra ý tưởng “mua rác”
Để góp phần giúp đỡ người dân dọn dẹp vệ sinh, một câu lạc bộ về du lịch đã phối hợp với các mạnh thường quân, quyết định thực hiện ý tưởng “mua rác”. Cụ thể, giá rác thải nilon sạch được mua với giá 30.000 đồng/ kg. Trường hợp còn bùn đất sẽ là 20.000 đồng/ kg.
Về số rác thải thu được, nhóm sẽ liên hệ với công ty môi trường đô thị. Tất cả đều được đưa đến nơi tập kết và được xử lý theo đúng quy định. Ý tưởng này nhận được khá nhiều lời khen và sự đồng tình từ cộng đồng mạng. Hành động ý nghĩa phần nào có thể giúp người khó khăn trang trải cuộc sống.
Rác sau khi thu được sẽ đưa đến nơi xử lý theo quy định. (Ảnh: Thanh Niên).
Tuy nhiên, đây chỉ là dự tính ban đầu. Vì kinh phí có hạn nên nhóm chuyển sang hình thức khoán với chính quyền, trao tiền hỗ trợ cho bà con. Mục tiêu của việc này là giúp người dân có thêm động lực làm việc để dọn dẹp lại môi trường sống trong tâm thế vui vẻ, hăng say.
Được biết, tính đến hiện tại, thôn Phú Thọ (xã An Thủy, Huyện Lệ Thuỷ), thôn Đại Phong (xã Phong Thủy, H.Lệ Thủy) và thôn Hữu Tân (xã Tân Ninh, H.Quảng Ninh) là những nơi đã được nhóm thiện nguyện hỗ trợ.
Ý tưởng không thành, nhóm chuyển sang hỗ trợ tiền để giúp đỡ bà con có thêm động lực dọn dẹp. (Ảnh: Thanh Niên).
>>>Bạn biết chưa: Thanh niên giúp bà mẹ và em bé 1 tháng tuổi thoát nạn trong cơn lũ
Nguy hiểm tiềm ẩn của rác thải sau lũ
Sau cơn lũ, nhiều khu vực thuộc miền Trung phải xử lý vấn đề rác thải, ô nhiễm nguồn nước. Hệ thống y tế chưa được khôi phục kịp thời, thiếu thốn trong sinh hoạt, các loại hoá chất, thuốc men phòng bệnh sẽ là vấn đề mà người dân phải đối mặt. Ngoài ra, công tác cứu trợ, phòng chống bệnh cũng trở nên khó khăn khi giao thông tắc nghẽn chưa kịp thời xử lý.
Môi trường ô nhiễm sau mưa lũ là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh lây lan. (Ảnh: Thanh Niên).
Theo ông Đỗ Văn Hùng - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Trị, môi trường ô nhiễm do mưa lũ có thể sẽ tạo điều kiện để véc-tơ truyền bệnh như ruồi, muỗi,... sinh trưởng mạnh mẽ hơn. Từ đó, nguy cơ một số căn bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết ảnh hưởng đến con người cũng sẽ tăng lên.
Ngoại ra, các loại dịch nguy hiểm không kém như tiêu chảy, tả, lị, thương hàn, viêm da, nước ăn chân, đau mắt đỏ,... cũng có nguy cơ bùng phát. Vùng ngập lụt, môi trường nước nhiễm bẩn chính là những nguyên nhân dẫn đến hệ luỵ khôn lường.
Dọn dẹp vệ sinh giữ gìn môi trường sống là điều cần thiết. (Ảnh: Thanh Niên).
>>>Xem nhanh: MC Diệp Chi ủng hộ 4 tấn gạo cho miền Trung và bức tâm thư xúc động
Có thể thấy, hoạt động thu gom rác sau lũ là điều cần thiết và không thể thiếu. Do vậy, những hành động đẹp như nhóm thiện nguyện kể trên đã làm là rất đáng được tuyên dương. Ông Đặng Đại Tình, Chủ tịch UBND Huyện Lệ Thủy cũng nhận xét rằng đây là một hoạt động tốt khi giúp giảm áp lực xử lý môi trường cho huyện, đồng thời con giúp đỡ cho người dân thêm khoản tiền trang trải cuộc sống.
BÀ CON ĐẮK LẮK GÓI 1000 ĐÒN BÁNH TÉT ĐỂ GỬI TỚI MIỀN TRUNG
Trước ảnh hưởng của mưa lũ, bà con miền Trung đã gặp vô vàn những khó khăn. Chính vì vậy, đồng bào cả nước đang chung tay hướng về vùng đất này để giúp đỡ những người gặp nạn.
Không riêng gì hình thức hỗ trợ xử lý rác thải kể trên, người dân còn thể hiện tấm lòng nhân ái, tương trợ lẫn nhau bằng nhiều phương pháp. Việc gói bánh tét để gửi đến miền Trung là một trong những hình thức cứu trợ.
Cách đây không lâu, bà con Đắk Lắk đã gói 1000 đòn bánh tét. Món quà này không đến từ những người giàu có, khá giả. Tất cả đều là mỗi người tự chung tay, có gì góp nấy để giúp đỡ đồng bào.
Xem thêm chi tiết TẠI ĐÂY!