Nhiều chị em vì muốn sở hữu vẻ ngoài xinh xắn, hoàn hảo đã không tiếc tiền để làm đẹp cho chính mình. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp các cô nàng vì làm đẹp mà lâm vào tình trạng khổ sở do tổn hại sức khoẻ.
Ví như trường hợp của một người phụ nữ từng "gây sốt" trên mạng xã hội những năm trước. Chỉ vì nối mi sai chỗ, sai người mà cô đã phải nhận cái kết không thể đau lòng hơn. Ai khi nhìn thấy kết cục cũng đều run sợ.
Nhìn kết quả xong mà ai cũng sợ hãi. (Ảnh: Đời sống Việt Nam)
Nhiều chị em vì muốn sở hữu một đôi mắt hút hồn nên đã quyết định gắn mi giả để thêm phần đẹp hơn. Người phụ nữ trong câu chuyện này cũng vậy.
Do mi khá mỏng và ngắn nên cô đã quyết định nối mi. Tuy nhiên, sau khi làm xong, thay vì nhận về một bộ mi đẹp long lanh, cô lại đau lòng khi thấy đôi mắt bị trụi lông đến đáng sợ. Thậm chí, phần da ở mí mắt cũng bị vón cục, bong tróc nghiêm trọng.
Phần mi giả vón cục, kết dính vào nhau chẳng khác nào keo dán. (Ảnh: Ohman)
Theo nhiều người, nguyên nhân dẫn đến sự việc đáng tiếc này là bởi tay nghề của thợ nối mi. Không chỉ chọn nhầm loại mi cứng, họ còn nối cẩu thả khiến các sợi mi dính vào nhau, tạo thành cục khó coi.
Sau khi làm xong, thành phẩm nhìn rất thiếu thiện cảm, đã thế nếu tháo ra còn kéo theo cả da mắt và gần hết lông mi thật. Dù qua ảnh không thể nhìn kĩ tình trạng mắt nhưng chắc chắn chúng cũng bị tổn thương nghiêm trọng.
Nhìn phần mi riêng mà ai cũng sợ. (Ảnh minh hoạ: Kknews)
Trên thực tế, nối mi là một trong những hình thức làm đẹp phổ biến đối với nhiều chị em. Nếu chọn đúng cơ sở chất lượng, thợ nối có tay nghề, thành quả sẽ rất lung linh. Còn nếu không, người làm sẽ vừa mất tiền oan vừa gây tổn hại cho sức khoẻ.
Việc nối mi đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao. (Ảnh minh hoạ: Dân trí)
Theo Lao động đưa tin, việc nối mi có thể làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ thông qua 2 yếu tố: keo gắn mi và kỹ thuật gắn mi. Trong một nghiên cứu vào năm 2012 của Nhật Bản, có đến 64/106 người phụ nữ sau khi nối mi bị các vấn đề về kết mạc và giác mạc do keo gắn hoặc gỡ mi, và 42 người khác bị viêm mí mắt.
Ngoài ra, BS Đặng Văn Quế (Giám đốc Bệnh viện mắt DND) cũng cho biết: "Việc sử dụng keo nối kém chất lượng hay không rõ nguồn gốc có thể khiến nhiễm trùng mắt, viêm bờ mi, mi bị rộp, mẩn đỏ vì keo dán tiếp xúc sát viền mi".
Không chỉ vậy, việc nối mi giả còn có thể khiến mắt bị nhiễm trùng do bụi bẩn, vi khuẩn có trong mi giả. Phổ biến nhất là tình trạng rụng cả mi thật khi bị mi giả đè lên, từ đó gây tổn thương các nang lông, làm chậm quá trình phát triển của lông mi.
Mọi người nên thật cẩn thận khi quyết định đi nối mi giả. (Ảnh minh hoạ: Thanh niên)
Bất kỳ chị em nào cũng muốn có một đôi mắt thật xinh xắn. Tuy nhiên, nếu đang có ý định đi nối mi, mọi người nên chọn những cơ sở thẩm mỹ thật chất lượng để tránh trường hợp vừa mất tiền vừa "rước" hoạ vào thân. Bên cạnh đó, sau khi nối mi, các chị em cũng nên theo dõi thật kĩ xem mắt có triệu chứng gì bất thường hay không để kịp thời khắc phục.
Cùng đọc thêm các tin tức khác tại YAN nhé!
NHỮNG NỖI KHỔ CỦA CHỊ EM KHI NỐI MI
Không chỉ việc nối mi mà ngay cả sau khi đã hoàn thành, các chị em cũng phải trải qua biết bao khó khăn. Nào là đi xe máy, đi ngủ...tất cả đều chứa biết bao nỗi khổ của hội chị em nối mi.
Đi ngủ không được nằm sấp hay để gối đè lên
Như mọi người đã biết, mi giả được gắn vào mí mắt bằng một loại keo chuyên dụng, có độ kết dính cao. Dù vậy thì chúng vẫn rất mỏng manh, chỉ cần tác động lớn là sẽ hỏng ngay bộ mi đẹp.
Vì vậy nên khi ngủ, nhiều cô nàng đã phải rất cẩn thận để tránh việc gội đè lên mi. Thậm chí đến cả nằm sấp cũng không thể.
Khó tẩy trang
Thông thường khi tẩy trang, các chị em thường dùng một miếng bông mỏng và chà nhẹ phần mắt. Tuy nhiên, nếu làm vậy, mi giả sẽ dễ dàng bị rụng ra hoặc chảy keo. Vì vậy nên mỗi lần tẩy trang là một lần các nàng có mi nối thêm vất vả.