Hiện nay, khá nhiều bà con lo lắng về nguy cơ bị lây nhiễm nCoV trong quá trình nhận đồ từ người khác. Báo Zing News cho biết, PGS.TS Nguyễn Huy Nga (Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế) đã có những chia sẻ về vấn đề này.
Cụ thể, ông Nga nhận định, người dân khi gặp shipper thường dùng tay để đưa – nhận tiền mặt và hàng hoá. Tuy nhiên, khi về nhà, họ không vệ sinh sạch sẽ mà trực tiếp đưa tau lên mũi, miệng, mắt khi vừa cởi khẩu trang. Ngoài ra, việc đeo khẩu trang trong thời gian dài, không sát chuẩn thường xuyên và chạm vào nhiều đồ vật, sau đó lại sờ lên mặt cũng có thể tăng nguy cơ lây nhiễm virus.
Người nhận hàng phải luôn mang khẩu trang khi giao tiếp với shipper. (Ảnh: Báo Giao thông)
Chính vì vậy, để hạn chế tối đa khả năng bị nhiễm bệnh, ngoài tuân thủ 5K, mọi người nên nhắc các shipper để đồ dưới đất, sau đó sát khuẩn kĩ đồ đạc trước khi mang về nhà. Đồng thời, vệ sinh sạch sẽ giày dép, quần áo; sắm thêm bao tay khi nhận hàng và luôn sát khuẩn kĩ trước và sau khi dùng bao tay, đeo khẩu trang.
Cùng chung quan điểm, chia sẻ với Thanh Niên, Bác sĩ Nguyễn Văn Ngoan (Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ) cho rằng, bà con nên đeo khẩu trang, vệ sinh thường xuyên, giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc với người khác và sát khuẩn tiền, phiếu giao hàng… Về vấn đề xịt gì lên bao bì hàng hoá, ông cho biết có thể dùng cồn khoảng 70 độ. Sau khi đem về nhà, loại bỏ những bao bì không cần thiết, rồi đựng đồ vừa nhận bằng khay sạch đã chuẩn bị sẵn.
Rửa tay thật kĩ với nước để diệt vi khuẩn. (Ảnh: Pinterest)
Giải đáp một số thắc mắc về việc khử khuẩn rau củ, trái cây có sao không. Bác sĩ Ngoan khuyên mọi người nên rửa kĩ càng bằng nước trước khi sử dụng. Tuy nhiên, không nên quá lo lắng nếu lỡ xịt cồn vào bề mặt loại thực phẩm này, bởi cồn có khả năng bay hơi nên sẽ không gây ảnh hưởng. Chúng ta chỉ cần rửa sạch là được.
Bên cạnh đó, theo vị chuyên gia này, thời gian tồn tại của virus ở bề mặt giấy lên tới 3 – 5 ngày, bề mặt gỗ 4 – 5 ngày, nhôm 2 – 8 giờ, áo choàng 1 giờ và găng tay trong 8 giờ… Do đó, mọi người đừng quên lau sạch các vị trí tiếp xúc với hàng hoá khi vừa mang từ ngoài về nhà như kệ bếp, tủ, mặt bàn. Để tăng hiệu quả làm sạch, sau khi xịt dung dịch sát khuẩn, hãy để ướt bề mặt trong vài phút rồi mới dùng khăn lau sạch.
Người dân tụ tập tại địa điểm nhận thực phẩm sẽ khiến nguy cơ lây nhiễm tăng. (Ảnh: VnExpress)
Được biết, theo Doanh nghiệp & Tiếp thị đăng tải, Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Nguyên trưởng khoa Nhiễm – Thần Kinh thuộc Bệnh viện nhi Đồng I) khẳng định, nơi nhận đồ tiếp tế cũng là địa điểm rất dễ bị lây nhiễm. Cụ thể, nếu bà con khi đi chợ và siêu thị có nghiêm túc tuân thủ 5K thì nguy cơ mắc bệnh thấp. Trong khi đó, việc mọi người chen lấn, nói chuyện tại nơi nhận lương thực trong vùng phong toả, khả năng lây nhiễm virus sẽ cao hơn.
Vì lí do trên, bà con nên nhận và mua hàng thật nhanh, sau khi lấy đồ về có thể đem đi phơi nắng. Hiện, người dân TP.HCM đang nghiêm túc thực hiện yêu cầu ‘ai ở đây ở yên đấy”, việc phát thực phẩm được đưa đến trước cửa nhà. Tuy nhiên, tại nhiều khu vực và vùng phong toả ở các tỉnh/thành khác, người dân tuyệt đối không được lơ là tại điểm cấp phát nhu yếu phẩm.
Chủ động làm sạch hàng hoá và cẩn thận trong quá trình nhận đồ từ người khác là biện pháp giúp hạn chế nguy cơ nhiễm nCoV. Hãy cố gắng thực hiện theo để bảo vệ bản thân và gia đình nhé!
Đón xem những tin tức mới nhất trên YAN!
LÀM SẠCH KHÔNG GIAN SỐNG THẾ NÀO ĐỂ PHÒNG DỊCH HIỆU QUẢ?
Trong thời điểm tình hình dịch Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay, việc cẩn trọng khi tiếp xúc với các bề mặt sẽ giúp mọi người giảm khả năng nhiễm bệnh, nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Đặc biệt, nếu trong gia đình có bệnh nhân F0, đây là việc làm vô cùng quan trọng.
Theo ý kiến từ chuyên gia, chúng ta nên dọn dẹp các bề mặt dễ tiếp xúc như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, bàn ghế, công tắc đèn, bồn cầu, thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính), thành giường; giặt chăn, ga, quần áo thường xuyên. Ngoài ra, lưu ý làm sạch sân vườn, sàn nhà, những khu vực có diện tích đi lại nhiều…
Đón xem TẠI ĐÂY!