Nguyễn Phúc Chu - vị Chúa nhà Nguyễn duy nhất quy y cửa Phật

16:30 08/08/2020

Những giai thoại về những người đứng đầu triều đình trong thời đại phong kiến của sử Việt luôn là đề tài được nhiều sử gia quan tâm và nghiên cứu. Bên cạnh 13 đời vua nhà Nguyễn, 9 vị chúa - tổ tiên của triều đại phong kiến cuối cùng Việt Nam cũng ghi tên vào sử sách với những đóng góp, câu chuyện về cuộc đời mình.

Trong số 9 vị chúa Nguyễn cai quản vùng Thuận Hoá (phía nam đèo Ngang hiện nay) cho đến miền nam Việt Nam, chúa Nguyễn Phúc Chu được xem là nhân vật để lại nhiều đóng góp được ghi nhận trong sử sách Việt khi có công trong việc mở mang bờ cõi Đàng Trong và nhiều cải cách có ích cho đất nước. 

 
Đàng Trong thời Chúa Nguyễn Phúc Chu đạt đến độ hưng thịnh. (Ảnh: Vietsugiaithoai)
Đàng Trong thời Chúa Nguyễn Phúc Chu đạt đến độ hưng thịnh. (Ảnh: Vietsugiaithoai)

Vị chúa Nguyễn văn võ song toàn, trọng đạo Nho và Phật giáo 

Là con trưởng của chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Trăn, Nguyễn Phúc Chu được truyền ngôi chúa khi vừa mới 17 tuổi. Theo sử sách ghi chép lại, tuy tuổi còn trẻ nhưng chúa Nguyễn Phúc Chu đã thể hiện bản thân là một người văn võ toàn tài. Không những thế, người đứng đầu triều đình, cai quản Đàng Trong này còn là người rất trọng đạo Nho và Phật giáo. 

Ông thấm nhuần tư tưởng Nho giáo kết hợp với những triết lý Phật pháp và áp dụng vào việc cai quản đất nước. Chính sự dung hoà này đã khiến vùng đất Thuận Hoá trở vào miền nam nước Việt hiện nay đạt đến thời kỳ cực thịnh vượng. 

 
Chúa Nguyễn Phúc Chu là một trong những vị chúa đi khai hoang, mở mang bờ cõi nước Việt. ( Ảnh: Vietsugiaithoai)
Chúa Nguyễn Phúc Chu là một trong những vị chúa đi khai hoang, mở mang bờ cõi nước Việt. ( Ảnh: Vietsugiaithoai)

 
Hải cảng phát triển ở Đàng Trong. (Ảnh: Vietsugiaithoai)
Hải cảng phát triển ở Đàng Trong. (Ảnh: Vietsugiaithoai)

>> Có thể bạn chưa biết: Tự Đức - vị vua nhiều vợ nhưng chẳng hề có một mụn con nối dõi 

Có công lớn trong việc mở mang bờ cõi đất nước

Trong suốt 34 năm trị vì, chúa Nguyễn Phúc Chu đã có nhiều đóng góp lớn cho vùng đất Đàng Trong nói riêng và Việt Nam ngày nay nói chung. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, vị chúa Nguyễn này đã chăm lo cũng như chú trọng đến việc phát triển kinh tế, giáo dục, quân sự, khiến vùng đất ông cai trị trở nên giàu mạnh hơn. 

Không chỉ chăm lo cuộc sống của nhân dân, chúa Nguyễn Phúc Chu cũng mở rộng đáng kể lãnh thổ Đại Việt bằng chính sách vừa cứng rắn vừa mềm dẻo với các vương quốc Chiêm Thành và Chân Lạp lúc bấy giờ. Theo sử sách ghi chép lại, nhờ vào các sách lược quyết đoán mà chúa Nguyễn Phúc Chu đã từng bước mở rộng lãnh thổ Đàng Trong, chạy dài đến vùng đất Hà Tiên, cho tướng Nguyễn Hữu Cảnh lập nên dinh Trấn Biên (Biên Hoà) và Phiên Trấn (Gia Định). 

 
Nguyễn Hữu Cảnh là nhân vật nổi tiếng có tài dưới thời của chúa Nguyễn Phúc Chu. (Ảnh: Vnexpress)
Nguyễn Hữu Cảnh là nhân vật nổi tiếng có tài dưới thời của chúa Nguyễn Phúc Chu. (Ảnh: Vnexpress)

>> Đừng bỏ lỡ: Vua Hùng thứ bảy - Lang Liêu: Tìm vợ nhờ một giấc mơ 

Tôn sùng đạo Phật và có đạo hiệu là Thiên Túng Đạo Nhân

Theo Chín Đời Chúa, Mười Ba Đời Vua Triều Nguyễn, chúa Nguyễn Phúc Chu là nhân vật nổi tiếng hâm mộ và tôn sùng đạo Phật. Thậm chí, chúa còn có pháp hiệu riêng là Thiên Túng Đạo Nhân. Trong cuộc sống hằng ngày cũng hướng đến sự đạm bạc, bỏ bớt xa hoa, chúa Nguyễn Phúc Chu cũng thường ăn chay một tháng trời và phát tiền gạo cho dân nghèo. 

Trong sử sách ghi chép lại, khi vừa mới lên ngôi, chúa Nguyễn Phúc Chu cho xây dựng không ít chùa miếu; mở hội lớn ở chùa Thiên Mụ. Thậm chí, Chúa còn sai người đúc chuông đồng lớn đặt ở chùa Thiên Mụ để cúng Tam Bảo. Vị chúa này say mê Phật pháp đến mức mời cả Hoà thượng Thích Đại Sán - một vị cao tăng bên Trung Quốc sang để giảng đạo. 

 
Chùa Thiên Mụ dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu được xây dựng với quy mô rộng lớn và được chú trọng. (Ảnh: Pinterest)
Chùa Thiên Mụ dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu được xây dựng với quy mô rộng lớn và được chú trọng. (Ảnh: Pinterest)

 
Lăng mộ của chúa Nguyễn Phúc Chu được đặt tại Kim Ngọc, Hương Trà, Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Vnexpress)
Lăng mộ của chúa Nguyễn Phúc Chu được đặt tại Kim Ngọc, Hương Trà, Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Vnexpress)

>> Xem thêm: "Ông vua 3 ngày" của triều Nguyễn và câu chuyện bị bỏ đói đến chết 

Có thể nói, trong số 9 vị chúa - tổ tiên của triều đình phong kiến nhà Nguyễn, chúa Nguyễn Phúc Chu là nhân vật nổi tiếng và được ca ngợi hơn cả. Dưới thời cai trị của vị chúa Nguyễn tôn sùng đạo Phật, có lối sống thấm nhuần tư tưởng Phật pháp này, đất Việt Đàng Trong đã có sự mở mang đáng kể về mặt bờ cõi. 

Thông tin từ: Chín Đời Chúa, Mười Ba Đời Vua Triều Nguyễn, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Gia Tộc Nguyễn Phước 2006, Đại Nam Thực Lục  

Minh Mạng - vị vua nổi tiếng đông con nhất lịch sử triều Nguyễn 

Trong số 13 đời vua nhà Nguyễn, vị quốc quân thứ 2 của triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam cũng được xem là một đấng minh quân. 

Dưới sự cai trị của vua Minh Mạng, Việt Nam đã mở mang thêm bờ cõi đất nước và trở thành quốc gia hùng mạnh trong khu vực được nhiều nước láng giềng nể trọng. 

Những giai thoại về vua Minh Mạng cũng nhiều vô số kể, đa số đều chứng minh nhân cách của nhân vật này chính là bậc anh minh trong việc cai trị đất nước. 

Không chỉ kiệt xuất, vua Minh Mạng còn khiến hậu thế về sau bất ngờ bởi ông cũng là một trong những vị quốc quân sở hữu hậu cung giai lệ vô số với 43 vị phi tần. 

Không những thế, hậu duệ của vua Minh Mạng cũng nhiều không kể xiết với 142 người con gồm 68 hoàng nam và 74 hoàng nữ. 

>> Xem thêm TẠI ĐÂY