Mặc dù những chiếc smartphone hiện nay đã được các nhà sản xuất tối ưu hoá tích điện để người dùng có thể sử dụng trong thời gian dài mà không lo hết pin. Nhưng ngay cả những người sử dụng điện thoại cao cấp, có lượng pin “khủng” cũng rơi vào trạng thái chai pin sau một thời gian sử dụng.
Trước khi chia sẻ biện pháp xử lý vấn đề chai pin này rất dễ dàng, thì chúng ta tìm hiểu qua về những nguyên nhân chính khiến điện thoại bị chai pin đã nhé!
Thiết bị sạc không phải là hàng chính hãng
Đây là tình trạng thường xuyên xảy ra ở những người mua các dòng điện thoại giá rẻ, hàng xách tay kém chất lượng nên thường không kèm theo các phụ kiện chính hãng như: sạc, tai nghe, cáp,... Hoặc sau thời gian sử dụng sạc chính hãng bị hỏng, nhiều người chọn mua các cục sạc kém chất lượng, giá rẻ được bán rất nhiều trên thị trường.
Các phụ kiện chính hãng đi kèm theo máy là những phụ kiện tốt nhất nên khi chúng ta vô tình sạc máy với nhiều thiết bị sạc khác nhau cũng khiến cho điện thoại hoạt động không bình thường.
Sự khác biệt giữa sạc chính hãng và sạc là hàng nhái kém chất lượng.
Thường xuyên để điện thoại trong tình trạng cạn kiệt nguồn pin
Rất nhiều người trong chúng ta đều có thói quen để điện thoại hết sạch pin mới đem đi sạc và nghĩ rằng như vậy sẽ chẳng ảnh hưởng gì đến điện thoại của bạn. Nhưng thực tế lại không như vậy, khi pin xuống 10%, trong pin sẽ bắt đầu xảy ra phản ứng hoá học giữa các ion và điện cực. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chai, phồng pin.
Tuy nhiên, không phải khi nào sạc cũng tốt. Các nhà sản xuất điện thoại luôn khuyên người dùng không nên sạc khi điện thoại còn nhiều pin. Bởi khi ấy pin sẽ tích tụ những điện áp không cần thiết lâu ngày cũng dẫn đến tình trạng chai pin.
Vì vậy, thỉnh thoảng bạn nên để pin hết sạch để nó xả hẳn những điện tích được tích trong pin để nạp những điện tích mới cũng là cách để giữ pin tốt và bền hơn.
Khi pin xuống thấp hơn sẽ gây ra phản ứng hoá học có hại.
Sử dụng điện thoại trong quá trình sạc
Vừa sử dụng điện thoại vừa sạc là thói quen của rất nhiều người sử dụng smartphone, nhưng thói quen đó là cực kì có hại cho pin. Việc sử dụng điện thoại trong lúc sạc pin sẽ khiến nhiệt độ của điện thoại tăng cao, điều đó sẽ khiến pin của điện thoại nóng lên và làm giảm độ bền của pin. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khá phổ biến khiến pin điện thoại nhanh chóng bị chai hơn.
Thói quen có hại của rất nhiều người sử dụng smartphone.
Cắm sạc pin không đúng cách
Trong quá trình sạc pin điện thoại, nếu phần tiếp xúc giữa dây cáp với chân sạc của điện thoại hoặc giữa dây cáp với cục sạc điện thoại không khớp, sẽ dẫn đến trường hợp điện thoại lúc sạc được, lúc không, và đây là một trong những nguyên nhân khiến pin điện thoại nhanh chóng bị chai, phồng.
Sau khi đã hiểu rõ nguyên nhân gây chai pin. Và giờ là các tuyệt chiêu thần thánh để xử lý, khắc phục tình trạng chai pin điện thoại nhé!
Cắm sạc đúng cách là phần dây cáp và chân sạc không để hở.
Vệ sinh các đầu tiếp xúc với điện thoại
Trước hết bạn nên tháo pin ra và dùng bông tay vệ sinh các đầu tiếp xúc giữa pin và điện thoại, phần chân sạc của điện thoại, phần tiếp xúc giữa dây cáp và cục sạc của điện thoại. Việc vệ sinh như vậy sẽ giúp cho quá trình sạc được đúng chuẩn hơn và giảm nguy cơ bị chai pin.
Thường xuyên vệ sinh sẽ giúp sạc tốt hơn.
Tái nạp pin điện thoại đúng cách.
Tắt nguồn khi sạc rồi mở lại sau 8 tiếng là cách để giúp pin ổn định hơn.
Sau khi đã vệ sinh điện thoại, bạn sử dụng pin cho đến khi tắt nguồn. Sau đó sạc pin cho điện thoại với thiết bị sạc chính hãng với các đầu tiếp xúc không bị hở. Trong quá trình sạc không được mở nguồn và để sạc hơn 8 tiếng như thế mới đảm bảo lượng pin đã đủ. Sau khi sạc xong, bạn nên để cho điện thoại nguội bớt rồi hãy mở máy trở lại.
Khôi phục pin điện thoại bị chai.
Nếu các cách trên vẫn không thể giúp pin điện thoại của bạn trở nên khá hơn thì pin của bạn đã bị chai được một thời gian khá dài. Tuy nhiên, vẫn còn một ít cơ hội để thể khôi phục lại dung lượng pin đã mất khi bị "chai".
- Đầu tiên, bạn tháo pin và vệ sinh 2 mặt tiếp xúc giữa pin và điện thoại để tăng khả năng tiếp nhận nguồn của pin.
- Sau đó, bạn lắp pin lại máy dùng tới khi máy đến khi sập nguồn (tức là máy tự tắt hoàn toàn khi cạn pin).
- Cắm lại sạc cho máy ở tình trạng tắt nguồn đến khi pin đầy.
- Khi máy đã đầy pin và cầm máy có cảm giác ấm, bạn chờ chút cho máy nguội hẳn, thông thường khoảng 3 đến 5 phút thì tiếp tục cắm lại khoảng 5 phút nữa.
- Tiếp tục dùng đến khi máy báo pin yếu hoặc sập nguồn thì lặp lại chu trình trên từ 3 đến 4 lần.
Nếu thực hiện đúng các cách trên, pin của bạn sẽ có thể khôi phục đến 90% dung lượng ban đầu. Và nếu bạn đã thử hết tất cả các cách trên mà pin bạn vẫn như ban đầu thì pin của bạn đã không còn sử dụng được nữa bạn nên mua sạc và pin chính hãng để đảm bảo cho điện thoại của bạn luôn hoạt động tốt nhất có thể.
(Hình: Internet)