Tính đến nay, Omicron đã được ghi nhận ở rất nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Thậm chí, tại một số nước, đây còn là biến chủng "thống trị". Số người mắc biến chủng này không hề nhỏ, điều đó đã làm dấy lên sự e ngại trên toàn thế giới.
Để tìm hiểu kĩ hơn về Omicron, các nhà khoa học đã đặt ra rất nhiều câu hỏi xoay quanh nó. Trong đó có việc người đã nhiễm biến thể Delta còn có nguy cơ mắc chủng Omicron hay không? Mới đây, các chuyên gia y tế Việt Nam đã giải đáp điều này.
Omicron đang là một trong những vấn đề đáng lo ngại trên toàn cầu. (Ảnh: VOV)
Người đã nhiễm biến thể Delta vẫn có nguy cơ cao nhiễm Omicron
Zing News đăng tải, mới đây, trong Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt một số nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 ở cơ sở do Phó thủ tướng Vũ Đức Đam (Phó trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19) chủ trì, các chuyên gia đã đưa ra nhận định, dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát trên toàn quốc nhưng số ca mắc cộng đồng và không qua khỏi tiếp tục có xu hướng gia tăng nhanh ở nhiều địa phương.
Đã tiêm vaccine 1 mũi, 2 mũi vẫn có thể mắc Covid-19 như thường.
Đáng nói, sau nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học cũng kết luận rằng, nguy cơ nhiễm biến chủng Omicron với người tiêm đủ 2 mũi vaccine cao hơn 3 lần so với biến chủng Delta. Đáng nói, người đã nhiễm biến chủng Delta vẫn có thể nhiễm Omicron. Khi mắc biến chủng Delta, người đã tiêm vaccine đủ 2 mũi có nguy cơ không qua khỏi giảm khoảng 12 lần, trong khi chưa có dấu hiệu rõ ràng để xác định biến chủng Omicron có độc lực thấp hơn so với biến chủng Delta.
Vì vậy, Phó thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam phải tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19, kiểm soát biến chủng Omicron của virus SARS-CoV-2. Đồng thời, vị lãnh đạo cũng yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương hướng dẫn về đánh giá cấp độ dịch và các biện pháp phòng, chống dịch cần thiết.
Phòng điều trị bệnh nhân Covid-19 ở nước ta. (Ảnh: CDC Hưng Yên)
>>Có thể bạn quan tâm: Đánh giá vaccine "made in Vietnam": Còn một yếu tố cần bổ sung dữ liệu
Thời gian ủ bệnh của biến chủng Omicron
Thông tin do Atlantic đăng tải, theo báo cáo của các chuyên gia, biến thể Omicron chỉ ủ bệnh trong vòng 3 ngày, ít hơn hẳn so với Alpha (5 ngày) và Delta (4 ngày). Thời gian ủ bệnh đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các biến thể SARS-CoV-2 truyền nhiễm, vì vậy đây là thông tin vô cùng xấu. Chưa kể, thời gian ủ bệnh càng ngắn thì khả năng lây nhiễm càng nhanh, bùng phát càng nhanh.
Đồng quan điểm, nhà dịch tễ học Jennifer Nuzzo từ Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins cho biết, thời gian ủ bệnh ngắn khiến virus khó kiểm soát hơn rất nhiều. Còn theo nhận định từ nhà vi sinh lâm sàng Omai Garner từ Hệ thống Y tế UCLA cho hay, nếu Omicron có thời gian ủ bệnh ngắn sẽ ảnh hưởng đến cách nó được kiểm tra và xử lý.
Vào cuối tháng trước, Omicron chính thức được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ định là "biến thể đáng lo ngại". Chỉ một thời gian ngắn sau đó, nó đã xuất hiện ở nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Đáng nói, theo nhiều chuyên gia nghi ngờ, biến thể mới này có xu hướng tự nhân đôi nhanh hơn bên trong cơ thể vì nó xuất hiện ở những người có khả năng miễn dịch khá tốt.
Nhiều nước đang phải đối mặt với Omicron. (Ảnh: The Lancet)
>>Xem thêm: Việt Nam có "hộ chiếu vaccine" thống nhất trên cả nước
Ngay cả khi có sự xuất hiện của Omicron hay không, tình hình dịch bệnh trên khắp thế giới cũng vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp. Vì vậy, ngay tại Việt Nam, chúng ta cũng phải tăng cường phòng dịch, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định do Bộ Y tế đề ra nhằm đảm bảo an toàn sức khoẻ bản thân và cộng đồng.
Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!
WHO VÀ CDC MỸ CẢNH BÁO: OMICRON LÂY NHANH HƠN DELTA
Phát biểu trong cuộc họp báo tại Thuỵ Sĩ ngày 20/12 vừa qua, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nói: "Có những bằng chứng chắc chắn cho thấy Omicron đang lan nhanh hơn đáng kể so với Delta. Những người đã tiêm chủng hoặc hồi phục sau khi mắc Covid-19 cũng nhiều khả năng bị lây nhiễm hoặc tái nhiễm biến chủng này".
Bên cạnh đó, nhà khoa học hàng đầu của WHO - Soumya Swaminathan cũng khẳng định, biến chủng mới có thể né tránh một số phản ứng miễn dịch. Trong khi đó, chương trình tiêm vaccine tăng cường ở các quốc gia hiện nay lại chỉ tập trung vào nhóm người suy giảm hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, rất có thể "hệ thống y tế sẽ quá tải" nếu tình hình dịch nghiêm trọng như hiện nay vẫn tiếp diễn, cụ thể là số ca nhiễm và nhập viện vì Covid-19 liên tục tăng.