Thầy giáo dạy chữ miễn phí cho gần 200 học trò: Từng bán cả vàng cưới

21:30 23/03/2022

Giữa nhịp chảy tấp nập của đường phố, trong một con hẻm nhỏ ở quận 12, TP.HCM, có một nơi vẫn âm thầm gieo con chữ cho trẻ em nghèo suốt 12 năm nay. Đó là lớp học tình thương của anh Huỳnh Quang Khải (32 tuổi) - làm nghề hướng dẫn viên du lịch.

Người thầy trẻ tuổi thực hiện ước mơ to 

Lớp học mở ra từ năm 2008 khi anh Khải thấy trong khu phố có nhiều em hoàn cảnh khó khăn, dù lớn tuổi nhưng vẫn chưa biết chữ, không có điều kiện đến trường nên nảy ra ý định tập hợp lại để dạy chữ cho các em. Sau đó, anh cùng các bạn đoàn viên khác tìm đến các khu vực có nhiều em bán vé số rồi hỏi thăm, động viên được khoảng 10 em về học trên văn phòng khu phố.

 
Thấy nhiều em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn không thể học tập, anh Khải quyết định mở lớp học tình thương.
Thấy nhiều em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn không thể học tập, anh Khải quyết định mở lớp học tình thương.

Ngày nắng cũng như ngày mưa, cứ đều đặn 6 buổi/tuần, các em lại đến lớp để được học những bài học hay từ thầy Khải. Trong gian nhà rộng khoảng 20m2, hơn chục em nhỏ cặm cụi nắn nót từng câu chữ, nhẩm đi nhẩm lại bảng cửu chương vừa được học hôm trước.

 
Đến nay, anh Khải đã trở thành người thầy, người cha thứ hai của gần 200 em nhỏ.
Đến nay, anh Khải đã trở thành người thầy, người cha thứ hai của gần 200 em nhỏ.

Anh Huỳnh Quang Khải cho biết hiện lớp gồm 49 em từ 5 đến 18 tuổi đang học lớp 1 đến lớp 4. Các em đều là con, cháu của công nhân, người lao động từ quê lên TP.HCM sinh sống, các em không đủ điều kiện đến trường do hoàn cảnh gia đình khó khăn, quá độ tuổi được học chính quy, bị chậm phát triển,.....

 
Anh đã giúp đỡ rất nhiều bạn nhỏ có cuộc sống cá biệt đi vào nề nếp của một đứa trẻ bình thường.
Anh đã giúp đỡ rất nhiều bạn nhỏ có cuộc sống cá biệt đi vào nề nếp của một đứa trẻ bình thường.

"Có nhiều em 15 tuổi mới học lớp một, học những chữ cái đầu tiên khi đến lớp. Có em rất chậm, một bài phải học hai ba hôm mới được. Nhiều em ngày đi làm, tối đi học nên cũng không đều, phải dạy đi dạy lại để các em theo kịp các bạn khác. Lớp đông, mỗi em một khả năng khác nhau nên thầy cô phải kiên nhẫn và cố gắng với từng em" – anh Khải nói.

 
Việc tìm kiếm, thuyết phục, động viên các em về lớp học cũng là một vấn đề khó khăn đối với anh Khải.
Việc tìm kiếm, thuyết phục, động viên các em về lớp học cũng là một vấn đề khó khăn đối với anh Khải.

Kể về cuộc đời của mình, anh Khải chỉ miêu tả gói gọn trong 3 chữ “đầy nước mắt”. Ngày xưa anh cũng có thời gian ham chơi, lêu lổng, bỏ bê chuyện học hành, gia đình lại nghèo nên anh phải bươn chải ngoài đời sớm.

 
Do có tuổi thơ khốn khó cùng quá khứ không coi trọng việc học hành, anh Khải rất đồng cảm và luôn tạo điều kiện cho những bạn nhỏ có tính cách cá biệt.
Do có tuổi thơ khốn khó cùng quá khứ không coi trọng việc học hành, anh Khải rất đồng cảm và luôn tạo điều kiện cho những bạn nhỏ có tính cách cá biệt.

Trước khi bén duyên với công việc hướng dẫn viên du lịch, anh từng làm nhiều nghề khác nhau để có tiền đóng học phí như bán vé số, nhân viên bưng bê ở quán ăn, công nhân ở công ty thực phẩm, may mặc. “Tôi mồ côi cha từ nhỏ nên hiểu được thiếu thốn tình thương là như thế nào. Hồi nhỏ đi học sợ nhất là thấy cảnh các bạn được cha mẹ đưa đón, lúc đó thấy chạnh lòng lắm. Đó là lý do tôi thương mấy đứa nhỏ ở đây như con mình. Sợ tụi nó không biết con chữ thì cực lắm”, anh Khải chia sẻ.

 
Lớp học tình thương hình thành từ chính sự cảm thông sâu sắc của anh Khải đối với những mảnh đời kém may mắn, không có đủ điều kiện để được học tập đàng hoàng.
Lớp học tình thương hình thành từ chính sự cảm thông sâu sắc của anh Khải đối với những mảnh đời kém may mắn, không có đủ điều kiện để được học tập đàng hoàng.

Khi làm từ thiện không hề dễ dàng như đã nghĩ 

Ban đầu, anh Khải mở lớp này cùng những người bạn của mình với mục đích xóa mù chữ cho các em có điều kiện khó khăn, không được đến trường. Toàn bộ kinh phí để duy trì lớp học như sách vở, bàn ghế, dụng cụ học tập đều do gia đình anh Khải chắt chiu mua sắm. Niềm vui của anh là mỗi ngày nhìn thấy học trò đến lớp đầy đủ, dần biết đọc, biết viết, biết tính những phép toán đơn giản đầu đời.

 
Nhiều bạn nhỏ có tính cách cá biệt, bốc đồng nhưng từ khi vào lớp của thầy Khải đã trở nên ngoan ngoãn, nề nếp hơn.
Nhiều bạn nhỏ có tính cách cá biệt, bốc đồng nhưng từ khi vào lớp của thầy Khải đã trở nên ngoan ngoãn, nề nếp hơn.

Sau đó, mỗi người đều có một công việc riêng khiến lớp phải tạm hoãn một thời gian. Vào tháng 9/2016, anh mới bắt đầu xây dựng lại lớp và nhờ thêm sự hỗ trợ từ vợ và cô giáo chủ nhiệm cũ của mình cùng phụ trách các môn học.

 
Người thầy 30 tuổi không mong được đền đáp công lao, chỉ mong những học trò khôn lớn và trở thành người có ích cho xã hội.
Người thầy 30 tuổi không mong được đền đáp công lao, chỉ mong những học trò khôn lớn và trở thành người có ích cho xã hội.

Trong thời gian xây dựng, lớp học Ngọc Việt từng khó khăn đến mức cả hai vợ chồng anh phải bán gần hết số vàng cưới của mình, ước tính khoảng 60 triệu.

 
Anh và vợ từng giấu gia đình bán vàng cưới để duy trì lớp học.
Anh và vợ từng giấu gia đình bán vàng cưới để duy trì lớp học.

“Xưa lớp không được như vậy đâu. Hồi đó không có cái nền này, mấy thầy trò phải trải bạt ra ngồi, đốt đèn cầy lên học. Sau này, mới làm được nền xi măng, tôi câu điện cho tụi nhỏ học, trời mưa thì cả lớp bỏ chạy vì không có mái che. Sau đó, lúc có tiền tôi mới từ từ xây dựng nên lớp này”, anh Khải kể thêm.

 
Bằng sự cố gắng và tận tâm của một người thầy, một người cha, anh Khải đã giữ cho lớp học tình thương Ngọc Việt hoạt động suốt gần 12 năm với mức học phí luôn là 0 đồng.
Bằng sự cố gắng và tận tâm của một người thầy, một người cha, anh Khải đã giữ cho lớp học tình thương Ngọc Việt hoạt động suốt gần 12 năm với mức học phí luôn là 0 đồng.

Chú mèo Kitty và câu chuyện duy trì đam mê 

Vài năm trước sau khi lớp học đi vào ổn định, anh có mua một con mèo Kitty cho cô học trò mà anh yêu quý nhân dịp sinh nhật. Anh cứ nói với em khi nào em đạt được điểm cao rồi anh sẽ thưởng cho con mèo Kitty. Lời hứa hẹn năm đó với anh bây giờ là một nỗi ám ảnh. 

“Đáng lẽ tôi nên đưa cho con bé luôn vì nó rất thích con mèo Kitty đó. Lúc nghe tin em bị tai nạn qua đời, tôi chết đứng, giờ cứ mỗi lần thấy con mèo tôi lại nhớ tới cô bé, nó như một nỗi ám ảnh mà cho tới giờ tôi vẫn chưa thoát ra được”, anh Khải nghẹn ngào.

 
Dù trải qua nhiều lúc khó khăn, có những lúc tưởng như suy sụp với nhiều ám ảnh và trăn trở, người thầy 30 tuổi vẫn luôn vững bước với lý tưởng đầy cao đẹp của mình.
Dù trải qua nhiều lúc khó khăn, có những lúc tưởng như suy sụp với nhiều ám ảnh và trăn trở, người thầy 30 tuổi vẫn luôn vững bước với lý tưởng đầy cao đẹp của mình.

Qua sự kiện đó anh Khải cảm thấy mình có trách nhiệm hơn với các bạn còn lại, dù cho có là sự ám ảnh nhưng anh luôn để con mèo ngay lớp học, nó là động lực giúp anh tiếp tục chặng hành trình đẹp đẽ này của mình. 

 
Những bạn nhỏ luôn dành tình cảm và sự yêu quý cho thầy Khải, cứ mỗi mùa 20/11 là lại có những món quà nho nhỏ đặt trên bàn người đã mang đến nét chữ cho các em.
Những bạn nhỏ luôn dành tình cảm và sự yêu quý cho thầy Khải, cứ mỗi mùa 20/11 là lại có những món quà nho nhỏ đặt trên bàn người đã mang đến nét chữ cho các em.

Đôi lúc người ta nên chấp nhận với việc mất đi một ai đó mà mình yêu quý nhất, nhưng nó sẽ là một ngọn lửa mới cho những người ở lại đặc biệt là thầy trò lớp học tình thương Ngọc Việt, một lời hứa mang tên “sống tốt”.

Xem thêm những câu chuyện cổ tích đời thường khác tại YAN.

CẢM ĐỘNG NGƯỜI MẸ BÁN VÉ SỐ THỰC HIỆN ƯỚC MƠ CHO CON

Chạy ngang con đường số 391 Trần Hưng Đạo, Q1 tôi bắt gặp được một gia đình nhỏ, người mẹ đứng bán vé số lam lũ, phía sau chị là đứa trẻ bị bệnh down ngồi vui vẻ, lâu lâu còn chạy lại ôm rồi pha trò cho mẹ cười. Cảnh tượng đó khiến tôi không khỏi xúc động, cứ ngỡ mọi thứ chỉ có thể có trong những câu chuyện cổ tích nhưng nay không ngờ nó lại rõ ràng đến thế.