Trong những ngày qua, mưa bão liên tục ập xuống các tỉnh thành ở miền Trung Việt Nam khiến nhiều nơi bị ngập úng nặng. Một trong số những khu vực bị ảnh hưởng nặng trong đợt lũ lịch sử 2020 này chính là phố cổ Hội An.
Trong 1 tháng vừa qua, phố cổ Hội An đã liên tiếp hứng chịu 6 đợt ngập lụt liên tiếp do ảnh hưởng từ mưa bão.
Cả thành phố Hội An... chìm trong biển nước lũ. (Ảnh: Nguyễn Xuân Anh - Group: Ảnh này tui chụp)
>>> Xem thêm: Người dân phố cổ Hội An đội mưa, lội nước khuân đồ chạy lũ
Chỉ với 50-100 nghìn đồng/người để được ngồi trên ghe đi thăm quan Hội An
Hậu mưa bão, khu vực phố cổ Hội An bỗng dưng trở nên rộn ràng hơn bao giờ hết, mực nước lũ từ thượng nguồn đổ về đã khiến nhiều tuyến đường ở Hội An bị ngập sâu. Thời điểm này cũng chính là lúc du khách tìm đến phố cổ để có thể chụp ảnh và ngắm một Hội An hoàn toàn khác lạ giữa mùa mưa lũ.
Những bến thuyền di động mọc lên khắp phố cổ Hội An để phục vụ du khách tham quan mùa nước lũ. (Ảnh: Thanh Niên)
Vài ngày trở lại đây, đội ghe tàu phục vụ du khách muốn trải nghiệm lũ trên sông Hoài trở nên tấp nập hơn hẳn. Không chỉ có du khách nước ngoài mà bên cạnh đó du khách trong nước cũng muốn tận hưởng khoảnh khắc ngắm Hội An ở một trạng thái khác cùng bạn bè hoặc người thân.
Người dân sinh sống trong khu vực phố cổ dùng ghe để di chuyển. (Ảnh: Dân Trí)
Để có thể phục vụ nhu cầu của du khách cũng như có thêm thu nhập trong mùa mưa lũ, người dân sinh sống ở phố cổ đã dong ghe ra khu vực Chùa Cầu, Nguyễn Thái Học - Lê Lợi... Mỗi lượt đi như vậy, du khách sẽ phải trả cho người dân nơi đây từ 50-100 nghìn đồng/người.
Những địa điểm du khách được chở đến thăm quan là các tuyến đường bị ngập lụt như Nguyễn Thái Học, Trần Phú, Phan Châu Trinh, Bạch Đằng… Ngoài ra, du khách có thể sẽ được người dân chèo ghe đưa qua bên kia sông Hoài dọc theo các tuyến đường Nguyễn Phúc Chu, Nguyễn Phúc Nguyên…
>>> Xem thêm: Hội An biến thành "biển nước" sau cơn mưa lớn, nhiều trường cho học sinh nghỉ học
Ghe, thuyền không chỉ là phương tiện di chuyển mà còn là nguồn thu nhập của người dân nơi phố cổ
Thời điểm hiện tại, ghe, thuyền không chỉ là phương tiện di chuyển chủ chốt của người dân nơi phố cổ, mà còn được xem là nguồn thu nhập chính. Mùa mưa lũ năm 2020, không phải là năm duy nhất mà người dân ở Hội An dùng ghe, thuyền để đưa khách du lịch đi thăm quan.
Người dân, du khách phải di chuyển trong phố cổ bằng ghe thuyền. (Ảnh: Huy Đạt)
Báo Thanh Niên dẫn lời của bà Nguyễn Thị Kén (một chủ ghe ở Hội An) cho hay: "Cứ đến mùa mưa, phố cổ ngập nước lụt thì tôi chèo ghe đến để phục vụ du khách, mỗi khách tui lấy 50.000 đồng, du khách được mặc áo phao đầy đủ để đảm bảo an toàn cho mọi người và tôi sẽ đưa họ đi khắp phố cổ 1 vòng để ngắm nhìn phố cổ và chụp ảnh Hội An mùa lũ, họ rất thích thú".
Nhiều du khách tranh thủ dùng máy ảnh để ghi lại những khoảnh khắc mùa lũ ở phố cổ. (Ảnh: Huy Đạt)
Theo lời bà Kén chia sẻ, hầu như những hộ sinh sống ở vùng thấp trũng như Cẩm Kim, An Hội đều có ghe, thuyền nhỏ. Đây là lần thứ 2 trong tháng 11/2020, gia đình bà Kén đưa ghe xuống khu vực phố cổ để mưu sinh giữa dòng nước lũ đổ về từ thượng nguồn.
Người Hội An chèo bằng ghe thuyền chở du khách đi dạo giữa nước lũ. (Ảnh: Báo Giáo Dục Và Thời Đại)
>>> Xem thêm: Hội An sau bão số 9: Nhuộm vàng trong biển nước lũ vẫn giữ nét riêng
Bạn nghĩ như thế nào về thông tin trên? Cho chúng mình biết thêm ý kiến tại YAN nhé!
PHỐ CỔ HỘI AN 1 THÁNG PHẢI HỨNG CHỊU 6 ĐỢT LŨ LỚN
Liên quan đến tình hình ngập lụt trên diện rộng tại phố cổ Hội An, như trước đó đã đưa tin, trong vòng 1 tháng ngắn ngủi, khu vực này đã hứng chịu 6 đợt lũ liên tiếp.
VNExpress đưa tin, vào trưa ngày 11/11, mực nước lũ tại các tuyến đường lớn ở phố cổ Hội An đã dâng cao. Một số tuyến đường bị ngập nặng là Bạch Đằng, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thái Học...
Chỉ sau 1 đêm, khu vực ven sông Hoài, chợ Hội An, nước lũ dâng cao khiến người dân phải dùng thuyền để di chuyển.
"Nước to nên chúng tôi phải đóng hàng quán, chẳng buôn bán được gì. Lũ chồng lên nhau, mỗi lần nước rút, gia đình dọn dẹp rất vất vả song vài ngày sau lại ngập", bà O. - người dân sinh sống ở Hội An cho hay.