Người dùng ACB, TPBank nhận về nhiều tin nhắn chứa liên kết lừa đảo

10:25 04/02/2021

Hàng loạt khách hàng sử dụng tài khoản ngân hàng của ACB, TPBank... trong những ngày qua đều nhận về những tin nhắn chứa nội dung giả mạo. 

Theo đó, khi nhấn vào liên kết có trong tin nhắn thì sẽ đưa người dùng đến một website giả mạo và số tiền trong tài khoản ngân hàng sẽ "không cánh mà bay".

 
Tin nhắn lừa đảo mà một khách hàng nhận được. (Ảnh: Zing)
Tin nhắn lừa đảo mà một khách hàng nhận được. (Ảnh: Zing)

>>> Xem thêm: Nạn nhân bị ép trả tiền chuộc liền chiếm luôn máy chủ của nhóm lừa đảo

Nhiều khách hàng nhận được tin nhắn giả mạo từ ngân hàng ACB

Theo như Zing dẫn nguồn tin cho hay, vào lúc 18h ngày 3/2, một người dùng có tên N.M. (quận 5, TP.HCM) đã nhận được tin nhắn từ đầu số ACB. Nội dung chi tiết đoạn tin nhắn mà N.M. nhận được: "Chúng tôi phát hiện tài khoản của bạn đang tiêu dùng ở nước ngoài. Nếu không phải bạn đang tiêu dùng vui lòng nhập vào https://v-acb.com để hủy thanh toán".

 
Trang web giả mạo của một ngân hàng. (Ảnh: Zing)
Trang web giả mạo của một ngân hàng. (Ảnh: Zing)

Ngay sau đó, người dùng N.M. cho biết, bản thân đã hủy tài khoản tại ACB từ rất lâu, thời điểm nhận được tin nhắn, khách hàng này đã phát hiện ra đây là chiêu trò lừa đảo tinh vi của những đối tượng xấu. Không chỉ có một mình trường hợp của N.M. mà người dùng có tên P.N. cũng nhận được tin nhắn từ đầu số mạo danh ACB cũng có nội dung tương tự. 

Đến đêm ngày 3/2, sau khi nhận về hàng loạt phản hồi từ khách hàng, ngân hàng mới bắt đầu đưa ra cảnh báo đến người dùng ở tất cả các kênh trực tuyến.

>>> Xem thêm: Các chiêu hack thẻ ATM và cách phòng chống để không bị mất tiền oan

TPBank, Sacombank cũng từng bị trường hợp tương tự

Không chỉ có ngân hàng ACB, trước đó, nhiều khách hàng cũng từng nhận được tin nhắn lừa đảo đến từ các đầu số của ngân hàng TPBank, Sacombank, Eximbank...

Cụ thể, tin nhắn mà khách hàng nhận được từ đầu số TPBank lại đến từ một trang cá cược với nội dung kêu gọi người nhận được tin nhắn kiếm tiền dễ dàng từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng mỗi tháng. Còn đầu số Sacombank lại gửi thông báo đến tài khoản người dùng rằng tài khoản bị đăng nhập bất thường và có kèm đường dẫn để xác nhận và thay đổi mật khẩu. Khi nhấn vào các đường link này, tài khoản khách hàng đã nhanh chóng "bay màu" mất số dư còn lại.

 
Một người dùng nhận được tin nhắn lừa đảo từ Sacombank (Ảnh chụp màn hình)
Một người dùng nhận được tin nhắn lừa đảo từ Sacombank (Ảnh chụp màn hình)

Trước tình trạng này, chuyên gia an ninh mạng tại TP.HCM - Ngô Minh Hiếu, cho biết: "Bước quan trọng nhất trong thủ đoạn lừa đảo Phishing (tấn công giả mạo) là tạo lòng tin cho người dùng. Với tin nhắn thương hiệu hacker đã xây dựng được sự tin tưởng từ đó khai thác thông tin từ người dùng".

Về trách nhiệm giải quyết, mới đây, trả lời trên Zing, luật sư Phan Vũ Tuấn, đại diện công ty luật Phan Law cho biết hiện vẫn chưa xác định được đâu là bên chịu trách nhiệm khi người dùng mất tiền.

Lỗ hổng công nghệ của các nhà mạng hiện nay đang là cơ hội cho không ít kẻ xấu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dùng. Với những trường hợp trên, chuyên gia an ninh mạng nhận định rằng đây là hình thức lừa đảo rất tinh vi và mang tính chất nghiêm trọng. Để bảo vệ chính mình, người dùng cần cân nhắc thật kĩ khi nhận được những tin nhắn, kể cả từ các đầu số có tên thương hiệu. 

>>> Xem thêm: Hacker dọa sẽ xóa sạch 300 triệu tài khoản iCloud của Apple

Còn bạn, bạn nghĩ như thế nào về sự việc trên? Cho chúng tôi biết thêm ý kiến tại YAN nhé!

LÀM THEO TIN NHẮN QUEN DÙNG MẤT HÀNG CHỤC TRIỆU ĐỒNG

Cuối tháng 1 vừa qua, một khách hàng bất cẩn làm theo tin nhắn có đầu số là ngân hàng gửi nhưng sau đó tài khoản ngân hàng có hơn 38 triệu đồng bị trừ sạch.

Theo thông tin, hai cô gái tại TP.HCM đã bị mắc bẫy kẻ gian sau khi làm theo hướng dẫn từ tin nhắn hệ thống ngân hàng mình đang sử dụng. Chỉ sau ít phút toàn bộ số tiền trong tài khoản của họ không cánh mà bay.

Tuy nhiên phía ngân hàng khẳng định tin nhắn mà khách hàng nhận được không phải xuất phát từ hệ thống. 

Xem thêm tại đây!