Nhiều quy định trong Luật Giao thông Đường bộ thường xuyên được thay đổi nhằm đáp ứng, phục vụ nhu cầu phát triển hiện nay của xã hội và nâng cao ý thức khi tham gia giao thông của người dân.
Mới đây, một số quy định mới đã được thay thế theo dự thảo Luật Giao thông Đường bộ sửa đổi. Trong đó, quy định về việc người điều khiển xe đạp điện phải có bằng lái xe đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân, đặc biệt là các đối tượng sử dụng phương tiện này.
Xe đạp điện được phân loại vào hạng xe gắn máy. (Ảnh: Công An)
Quy định mới sửa đổi trong Luật Giao thông Đường bộ về điều khiển xe đạp điện
Trong bối cảnh hiện nay, thực trạng mất an toàn đối với xe đạp điện, xe máy điện đang diễn ra khá phổ biến. Chính bởi vậy mà quy định, khái niệm về các loại xe này cũng được điều chỉnh để thuận tiện cho việc quản lý. Cụ thể với xe có công suất trên 250vol được quy định là xe gắn máy.
Học sinh điều khiển xe đạp điện cũng sẽ phải thi bằng lái xe. (Ảnh: Thanh Niên)
Hạng của giấy phép lái xe cũng được bổ sung đối với xe dưới 50cm3 là bằng A0 và xe có trọng lượng 7400kg là bằng C1. Việc cấp theo phân hạng mới sẽ được thực hiện với người cấp lần đầu hoặc giấy phép lái xe đã hết hạn sử dụng. Đặc biệt, hạng A0 vẫn còn khá mới và cần có lộ trình để người dân dần dần thực hiện thành quy chuẩn.
>> Xem thêm: Xử lý nghiêm học sinh, sinh viên điều khiển xe máy không có giấy phép lái xe
Một số quy định liên quan đến đèn nhận diện phương tiện
Việt Nam không quy định cứng yêu cầu tất cả các phương tiện tham gia giao thông phải bật đèn nhận diện, tuy nhiên đèn nhận diện sẽ trở thành một yếu tố bắt buộc của phương tiện tham gia giao thông để đảm bảo an toàn cho người dân.
Đèn nhận diện sẽ được tự động bật mỗi khi khởi động xe. (Ảnh: Báo Giao Thông)
Cụ thể, đèn nhận diện không phải đèn chiếu sáng, đèn có thể độc lập hoặc kết hợp với đèn chiếu sáng. Đèn nhận diện sẽ tự động bật mỗi khi xe khởi động chứ không cần sử dụng công tắc như đèn pha, đèn chiếu sáng... Xe máy, mô tô khi tham gia giao thông vào ban ngày có đèn nhận diện sẽ giúp giảm thiểu xảy ra tai nạn giao thông và giảm mức độ nghiêm trọng khi tai nạn xảy ra.
>> Đừng bỏ lỡ: Bộ Công an đề xuất quản lý giấy phép lái xe của tài xế bằng điểm
Luật sửa đổi về quy tắc giao thông
Đối với người điều khiển giao thông, vị trí khi lái xe phải thuận tiện cho người tham gia quan sát và nhìn thấy cả ở ban đêm và ban ngày. Bên cạnh đó, Luật còn sửa đổi về quy định thắt dây an toàn để đảm bảo an toàn cho người ngồi trên xe.
Trẻ dưới 13 tuổi phải được ngồi ghế chuyên dụng. (Ảnh: Pinterest)
Đặc biệt, trẻ em dưới 13 tuổi phải được sử dụng ghế chuyên dụng, tuy nhiên từ năm 2008 cho tới nay vẫn chưa có quy định được áp dụng riêng cho đối tượng này. Nếu Luật đưa ra quy định cứng đối với xe chở riêng một đối tượng là trẻ dưới 13 tuổi thì sẽ gây lãng phí, khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất. Vì vậy, cách giải quyết thích hợp là sẽ quy định lắp ráp ghế có thể tháo lắp rời.
>> Xem ngay: Bạn cần biết về quy định mới thay đổi của 5 loại giấy tờ tùy thân
Một số quy định được sửa đổi, ban hành nhằm phục vụ tối đa cho nhu cầu, quyền lợi của người dân mọi độ tuổi. Còn bạn, bạn có suy nghĩ gì về việc cấp giấy phép lái xe cho đối tượng sử dụng xe đạp điện?
Hãy tiếp tục cập nhật những tin tức mới nhất tại YAN!
Người đàn ông Ấn Độ được cấp giấy phép lái xe bằng chân
Một người đàn ông Ấn Độ đã mất đi cả hai tay trong một vụ tai nạn năm 7 tuổi.
Tuy nhiên, ông lại khiến những cán bộ nơi cấp bằng lái xe bất ngờ vì khả năng điều khiển xe bằng chân điêu luyện, điều này đã chứng minh cho việc ông có thể lái xe tham gia giao thông.
Chính bởi sự nỗ lực của mình trong suốt nhiều năm tập luyện, người đàn ông Ấn Độ đã được cấp bằng lái xe bằng chân để phục vụ cho việc đi lại.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY!
Cùng trao đổi thêm nhiều tin tức khác tại YAN nhé!