Nếu là một thành viên của group Việt Nam Ơi đang sống tại TP.HCM và thường xuyên đi lang thang quanh các ngõ nhỏ, con đường ven thành phố, hẳn bạn sẽ dễ bắt gặp hình ảnh người dân đang miệt mài trồng các loài hoa ven đường.
Trước đây, những con đường đó thường là nơi chứa rất nhiều rác thải gây ô nhiễm môi trường. Thế nhưng, giờ đây, những con đường đó đã trở nên rực rỡ sắc hoa. Tất cả đều nhờ vào sự chung tay "trồng hoa chống rác" của người dân ở quanh khu vực.
Người dân Sài Gòn đồng lòng "trồng hoa chống rác".
>>> Đọc thêm: Cảm động nghĩa cử người dân Sài Gòn trước thảm họa chuối rớt giá
Người dân Sài Gòn chung tay "trồng hoa chống rác"
Những con đường rực rỡ sắc hoa này vốn đã từng bị cây hoang, cỏ dại mọc bao phủ và thậm chí trở thành bãi rác "bất đắc dĩ" trông rất mất mỹ quan. Dọc các tuyến đường Bờ Sông (phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, TP.HCM) có rất nhiều bãi rác "tự phát".
Thế nhưng, hiện nay những con đường đó đã rực rỡ sắc hoa, trong đó có đường 4C (ấp 4, xã Đa Phước, huyện Bình Chánh) đã thoát khỏi tình trạng ngập trong rác thải. Tất cả là nhờ sự vận động của chính quyền và sự chấp hành của người dân trong việc thực hiện kế hoạch "trồng hoa chống rác". Người dân quanh khu vực đã chăm chỉ cải tạo không gian sống, tích cực trồng hoa làm đẹp môi trường.
Những con đường trước nay ngập toàn rác.
Người dân Sài Gòn chăm chỉ "trồng hoa chống rác".
Không gian sống được cải tạo, ven đường ngập sắc hoa rực rỡ, những bãi rác tự phát nay được thay thế bằng thảm hoa mướt mắt. Những bông hoa mười giờ, cúc rừng rực rỡ sắc màu tô điểm cho đường phố.
Những thảm hoa của các quận, huyện thuộc vùng ven TP. HCM thậm chí còn trở thành hình ảnh điển hình của khẩu hiệu "xanh - sạch - đẹp".
Những bông hoa thi nhau khoe sắc.
Hoa mười giờ tô điểm cho ven đường.
>>> Đừng bỏ lỡ: "Thiên đường sống ảo" cùng hoa dành cho team cuồng màu hồng ngay giữa Sài Gòn
Niềm tự hào của người dân Sài Gòn
Nhờ sự hưởng ứng tích cực của người dân Sài Gòn mà giờ đây những con đường dần trở nên đẹp và rực rỡ hơn. Đây cũng chính là niềm tự hào của người dân nơi đây. Những thảm hoa bung nở đẹp đến nỗi khiến ai đi ngang qua cũng phải đi chậm lại để thư giãn.
Bà Trần Thị Hồng Riêng (63 tuổi, ngụ khu phố 2, tổ 16, phường Tân Tạo A) cho hay, để có được con đường rực sắc hoa như bây giờ là nhờ chính quyền vận động và bỏ kinh phí để san lấp, ủi rác, còn người dân gieo hạt, trồng hoa để ngăn cỏ dại, đồng thời giúp ngăn chặn những người thiếu ý thức, vứt rác bừa bãi. Bà Riêng cũng cho biết: "Bồn hoa trước nhà ai thì người đó quản lý".
Người dân đều chăm bón cho vườn hoa trước cửa nhà mình.
Là một người trực tiếp vận động người dân trồng hoa, ông Nguyễn Văn Thiều, Tổ trưởng tổ 16 (khu phố 2, phường Tân Tạo A) kiêm Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Tân Tạo A cũng cho hay mỗi ngày đi làm về, ông đều dành thời gian chăm sóc bồn hoa trước cửa nhà mình.
Con đường vốn từng ngập ngụa trong rác trở nên sạch sẽ, như được thay màu áo mới và trở thành niềm tự hào của những người dân trong khu vực. Có thể thấy, những bông hoa tươi thắm ấy đã mang đến một nguồn năng lượng tích cực cho người dân, đồng thời giúp lan tỏa đến những người dân ở nơi khác về việc chung tay "trồng hoa chống rác", tô điểm cho khu phố của mình.
Những bông hoa trở thành niềm tự hào của người dân, và ai nấy cũng tích cực chăm bón.
>>> Đọc thêm: Vì sao "mùa hoa sữa về thơm từng cơn gió" lại là cơn ác mộng của bao người dân Hà Nội?
Dễ thấy những con đường đầy hoa đã giúp cho không gian sống trở nên thoáng mát, sạch sẽ hơn. Thế mới thấy rằng chỉ cần người dân cùng đồng lòng bảo vệ và làm đẹp cho môi trường thì con đường có ra sao cũng trở thành niềm tự hào.
Hãy cập nhật thêm những điều sẽ khiến bạn tự hào về con người Việt Nam tại cộng đồng Việt Nam Ơi nhé!
Nguồn: Vietnamnet
TÌNH NGƯỜI GIỮA SÀI GÒN: BÁNH MÌ MIỄN PHÍ DÀNH CHO NGƯỜI NGHÈO
Sài Gòn tấp nập nhưng lại là nơi mà tình người ngày càng được lan tỏa. Trên con đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (TP.HCM), có 1 chiếc sọt bánh mì dành riêng cho những người gặp khó khăn trong thời Covid-19.
Theo thông tin từ báo Thanh Niên, sọt bánh mì đó là của anh Đỗ Bình Nguyên (chủ quán trà sữa tại Bình Thạnh). Anh Nguyên đã nảy ra ý tưởng này từ 5 tháng trước khi nhìn thấy nhiều người gặp khó khăn trong mùa dịch.
"Ông chủ" của sọt bánh mì từ thiện đã tự chi khoảng 200.000 đồng mỗi ngày để đầu tư sọt bánh mì đó với số lượng khoảng 100 cái/ngày.