Câu chuyện khác biệt giữa Sài Gòn và Hà Nội luôn là những chủ đề thảo luận cực kì thú vị. Từ những tập quán, phong tục cho đến những thói quen hằng ngày, rồi cả cách sử dụng từ ngữ,... thật khó mà kể ra hết chỉ trong vài lời.
Xem thêm
> 10 điều tuyệt vời của người Hà Nội trong mắt dân Sài Gòn
> 10 điều tuyệt vời nhất chỉ có ở Sài Gòn
> "Sự khác nhau giữa Hà Nội và Sài Gòn" - Bạn có biết?
Đây cũng chính là những "vấn đề đau đầu" cho những bạn nào lần đầu tiên vào Sài Gòn hoặc bay ra Hà Nội (hoặc nhiều lần nhưng vẫn không nhớ hết) đều trải qua. Và cũng chính vì những khác biệt trong sử dụng từ ngữ này cũng đã khiến nhiều bạn trẻ bao phen phải "dở khóc dở cười" vì bị hiểu nhầm đấy!
Đầu tiên, chúng ta nên xét đến những từ ngữ thông thường, được sử dụng hàng ngày như một thói quen. Này nhé, nếu như người Sài Gòn đụng chuyện gì cũng thấy "mắc", thì người Hà Nội lúc nào cũng thấy "buồn". Thế nên, trong khi người Sài Gòn "mắc cười" lăn lộn thì người Hà Nội lại rất là "buồn cười".
Nếu như người Sài Gòn vui buồn gì thì sơ hở ra là gọi "Má" than "Mẹ", thì người Hà Nội vui cũng "vãi", mà buồn thì cũng "vãi cả linh hồn".
Gặp người Sài Gòn rồi mới thấy, đi đâu làm gì thì vẫn rất thích "ấy ấy", còn người Hà Nội thì lúc nào cũng "ý" loạn xạ tứ tung cả lên. Thế nên, nếu anh chàng Trịnh Thăng Bình mà là người Hà Nội thì biết đâu chừng chúng ta sẽ có ca khúc "Người ý" nhỉ.
Khi gặp ai đó đáng yêu, anh chàng Sài Gòn sẽ buột miệng khen liền: "Dễ thương quá!", trong khi đó, cậu trai Hà Nội sẽ không ngớt miệng: "Ôi, cu-te thế!" (tạm dịch là xinh thế...)
Ở Hà Nội, tả lót em bé được gọi là "bỉm", còn ở Sài Gòn, người ta vẫn gọi là "tả lót". Ra các tiệm tạp hóa ở Sài Gòn, nếu người Hà Nội bảo "Lấy cho cháu gói bỉm" thì chắc hẳn món hàng đem ra hơn 90% là mấy bịch bánh snack, vì do không nghe rõ, nên thường tưởng nhầm mua bỉm là mua bánh snack, kẹo dẻo.
Nói về câu chuyện phát âm cũng là một "vấn đề nan giải". Nếu như người Sài Gòn nói riêng, và những người miền Nam, miền Tây nói chung có thể đánh vần rõ ràng từ "Bình Quới" thì người Hà Nội lại có đôi phần khó khăn. Vì hầu hết người Hà Nội sẽ đọc là "Bình quớ" hoặc "Bình gứi", nếu không ai chỉ phát âm trước thì sẽ không đọc được.
Tuy nhiên, thay vào đó, người Sài Gòn lại không phát âm rõ ràng dấu ngã (~) và âm "r" (rờ). Khi nói chuyện, ngoài giọng nói, rất dễ nhận ra người Sài Gòn khi hầu hết các dấu câu hỏi, ngã đều được "quy đổi" về thành một dấu hỏi duy nhất. Và đặc biệt, khi nói chuyện với người Hà Nội, do dễ bị “liệu”, các chữ có âm "r" (rờ) đều được "hô biến" thành âm "dờ".
Và mẫu truyện nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn thấy được sự khác nhau rõ ràng nhất trong cách dùng từ của người Sài Gòn và người Hà Nội.
Trong ăn uống, đặc biệt nhất là khi đến các quán nước, nếu nghe người Hà Nội gọi "nâu đá" hay "đen đá" thì có thể hiểu "nâu" là "cà phê sữa", còn "đen" là cà phê đen.
Và thật ra, nhắc đến chuyện khác nhau giữa Sài Gòn và Hà Nội thì còn nhiều vô vàn điều để kể phải không nào. Do tính chất địa lí, vùng miền nên vấn đề khác nhau cũng là chuyện dễ hiểu. Dù là người Hà Nội, hay người Sài Gòn, hay người ở miền Trung, miền Tây, miền đồng bằng, miền núi,... thì quan trọng hơn tất cả, tất cả chúng ta đều là người dân Việt Nam, là con cháu "Tiên Rồng" cả thôi, phải không nào!