Dịp Vu Lan báo hiếu, những chiếc đèn hoa đăng được thả trôi sông mang theo ước nguyện của nhiều người, ghi nhớ công ơn sinh thành của cha mẹ và cầu cho gia đình đươc bình an, khỏe mạnh. Thế nhưng, mấy ai biết được đằng sau những hình ảnh đẹp đẽ đó là sự nguy hại với môi trường khi những chiếc đèn hoa đăng hóa thành rác thải trôi nổi trên sông thậm chí là dạt ra ngoài biển.
Dịp Vu Lan, ai cũng muốn tự tay thả một chiếc đèn hoa đăng cầu phúc cho cha mẹ, gia đình.
>> Có thể bạn chưa xem: Sài Gòn: Người trẻ đổ về các chùa dịp lễ Vu lan, thả chim phóng sinh và cài hoa hồng lên áo
Những chiếc đèn hoa đăng hóa rác thải trôi nổi trên sông
Mỗi năm vào dịp lễ Vu Lan, người dân thường có thói quen thả đèn hoa đăng để cầu ước cho cha mẹ mình. Và năm nào cũng vậy, theo ước tính có tới hàng ngàn người tham gia thả đèn trên sông, của ai nấy thả, tất cả đều mang theo nguyện ước của mình, tạo nên một dòng sông tỏa sáng lấp lánh ánh sáng trong đêm.
Những chiếc hoa đăng lúc mới thả thật sự rất đẹp.
Tuy nhiên, sau những hình ảnh rực rỡ ấy, người ta lại thấy nghẹn lòng khi bắt gặp những ngọn đèn hoa đăng trôi nổi trên sông. Phải, sau khi ánh nến ấy lụi tắt, những ngọn đèn này còn có thể trôi đi đâu được nữa, nó cứ dập dìu trên sông, cuối cùng hoặc là theo làn nước ra biển, hoặc là bị sóng đánh ngược vào bờ, tạo thành đống rác lửng lơ, trôi nổi giữa mặt nước.
Nhưng sau đó là hình ảnh ngập ngụa rác thải thế này thì chẳng còn đẹp nữa.
>> Có thể bạn quan tâm: Người Hà Nội đua nhau mua chim sẻ phóng sinh ngày Vu Lan
Cư dân mạng nói gì?
Thả đèn hoa đăng dịp Vu Lan là tốt, điều này không ai cấm, thế nhưng nếu người thả hay ban tổ chức lễ thả đèn có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường thì dịp lễ này lại tốt đẹp hơn thêm vạn lần.
Không ít cư dân mạng cho rằng việc thả đèn nếu có thể hạn chế được là tốt nhất, bởi lẽ muốn báo hiếu với cha mẹ thì con cái nên dùng hành động thiết thực chứ chẳng phải dựa vào những điều ước mơ hồ trên những chiếc đèn hoa đăng thế này. Cùng xem qua một vài bình luận của cư dân mạng nhé:
- “Báo hiếu thì làm gì đó thực tế cho bố mẹ vui, thả ba cái đèn thì báo hại cho nhân viên môi trường à?
- “Thiệt ba cái thả đèn này làm tượng trưng được rồi, ai cũng thả, rồi rác đầy ra ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước thì chẳng còn gì là báo hiếu nữa”.
- “Thương cha thương mẹ ở trong tâm, báo hiếu cha mẹ ở hành động thả đèn thế này là báo hại chứ báo hiếu gì”.
- “Này là thiếu ý thức chứ báo hiếu gì, ai cũng thả, mỗi người một cái, nghìn người nghìn cái rồi xem sao vớt lên hết được”.
- “Cái này với cái phóng sinh nên bỏ bớt đi, mấy con chim cũng tội nghiệp lắm luôn, thả ra là bắt, đèn này thả rồi vớt lại về được đã tốt”.
- “Nên thả ở hồ hoặc nơi nào giới hạn còn vớt lại được, đừng thả trên sông trôi ra biển rồi trôi đi tứ xứ sao mà vớt lại được”.
- “Mong năm sau mọi người nên ý thức hơn, hạn chế thả đèn, thay vào đó là về thăm cha thăm mẹ, báo hiếu từ hành động đến trong lòng mình chứ không ở vài ba cái đèn đâu”.
Cư dân mạng mong rằng trong những năm tới sẽ không còn hình ảnh kinh hoàng thế này nữa.
>> Xem thêm: Hậu rằm tháng 7: Sinh vật chết, rác thải ngập ngụa trên các sông Hà Nội
Dẫu biết việc thả đèn hoa đăng là nét đẹp trong ngày lễ Vu Lan, thế nhưng nếu có thể giữ ý thức thêm một chút thì hành động này sẽ ý nghĩa hơn rất nhiều. Hi vọng trong những năm sau, hình ảnh ngập ngụa rác thải sau ngày thả đèn hoa đăng sẽ không còn. Còn bạn, bạn có suy nghĩ gì về việc thả đèn hoa đăng?
Ảnh: FB
Cùng đón đọc những tin tức mới nhất từ YAN nhé!
LỄ VU LAN
Trong tháng 7 Âm lịch, người Việt thường làm mâm cơm cúng dịp Rằm để đưa các hồn ma lạc lối siêu thoát, sau đó tiếp đến lễ Vu Lan, chính là dịp thế hệ con cháu thể hiện tình yêu thương, tưởng nhớ công ơn dưỡng dục sinh thành của ông bà, cha mẹ...
Xem thêm chi tiết TẠI ĐÂY!