Trong tiếng Anh, đêm Giao thừa năm mới được gọi là New Year's Eve, đánh dấu thời khắc cuối cùng của một năm tính theo lịch dương. Bởi vậy, đây được coi là một dịp lễ vô cùng quan trọng và ý nghĩa tại nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới. Vậy vào New Year's Eve mọi người thường làm gì để đón Giao thừa? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
New Year's Eve - Chào đón Giao thừa 2021 để đón năm mới 2022.
Nguồn gốc và ý nghĩa của New Year's Eve
Một số nhà sử học cho rằng, lễ chúc mừng năm mới xuất hiện lần đầu tiên cách đây hơn 4000 năm, do người Babylon tổ chức. Tuy nhiên, mãi đến khi lịch Gregorian (hay còn gọi là Tây lịch) do Giáo hoàng Gregory XII cho ra đời tháng 10 năm 1582, nó mới dần trở nên phổ biến ở một số khu vực châu Âu từ những thế kỷ sau đó cho đến tận ngày nay. Đêm Giao thừa 31/12 là ngày cuối cùng của năm cũ, đồng thời nó cũng đánh dấu sự chuyển giao sang một năm tiếp theo.
New Year's Eve tại Quảng trường Thời đại (Mỹ) vô cùng náo nhiệt.
Tuy nhiên, không phải tất cả các nền văn hóa cũng như mọi quốc gia đều tuân theo lịch Gregorian và tổ chức ăn mừng nhân dịp New Year's Eve, điển hình như Trung Quốc hay Do Thái. Riêng tại Việt Nam, Tây lịch trước đây từng có thời gian được người Pháp áp dụng vào cuối thế kỷ 19 nhưng Âm lịch mới được coi là ngày lễ quan trọng nhất xuyên suốt hàng nghìn năm lịch sử. Dẫu vậy, khoảnh khắc đêm Giao thừa tạm biệt năm cũ tính theo ngày dương lịch vẫn được nhiều người hưởng ứng, tổ chức ăn mừng.
Kể từ 0 giờ 31/12/2021, Google đã thay đổi Doodle của mình bằng hình vẽ chiếc kẹo đầy dễ thương và tràn ngập không khí lễ hội để tạm biệt ngày cuối cùng của năm 2021 và không quên truyền tải thông điệp ý nghĩa: "Chúc mừng năm mới!". Ngoài ra, nếu bạn gõ từ khóa tìm kiếm là New Year's Eve hay Giao thừa, khi cho ra kết quả tìm kiếm pháo giấy sẽ tự động nở tung ra trông vô cùng bắt mắt.
>>> Xem thêm: “Lùa gà” là gì? Những chiêu trò "lùa gà" của sàn đa cấp tiền ảo
Google Doodle cũng hưởng ứng ngày cuối cùng của năm 2021.
Đêm Giao thừa Dương lịch mọi người thường làm gì?
Đa phần các quốc gia đều tổ chức lễ hội lớn kể từ trưa, chiều ngày 31/12. Đến thời điểm đêm Giao thừa diễn ra, họ sẽ bắn pháo hoa đúng vào thời khắc chuyển giao sang năm mới là 0 giờ 0 phút 0 giây ngày 1 tháng 1 Dương lịch. Hiện nay, Quần đảo Line, vài đảo ở Polynesia và Úc, New Zealand là những nơi đón năm mới đầu tiên trên thế giới.
Pháo hoa là thứ không thể thiếu trong một dịp lễ lớn như Tết Dương lịch.
Có rất nhiều cách để chúc mừng năm mới, trong đó, phổ biến nhất là việc mọi người thường tụ tập theo nhóm bạn bè, người thân,...thật đông để cùng vui chơi, nhảy múa và ăn uống thỏa thích tại nhà. Một số khác thì ăn mừng New Year's Eve theo kiểu trầm lặng hơn, đi đến nhà thờ gần nhất cầu nguyện, gửi gắm những mong muốn cho một năm sắp tới vui vẻ, an yên. Còn đối với giới trẻ, phần đông sẽ tranh thủ thời gian này để ra đường, tập trung tại các tụ điểm công cộng đông đúc và ngồi uống với nhau trong lúc chờ đếm ngược những giây phút cuối cùng của năm sắp kết thúc.
Mọi người không quên cụng ly chúc mừng nhau.
Tuy nhiên kể từ 2021 đến nay, Covid-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp. Bởi vậy, hoạt động chào đón Giao thừa và chào mừng 2022 thực tế vẫn còn nhiều hạn chế so với những năm cũ. Ở nước ta, tại Hà Nội quyết định không tổ chức hoạt động ngoài trời, bao gồm bắn pháo hoa, biểu diễn ca nhạc và đếm ngược (countdown). Riêng tại TP. HCM sẽ chỉ tổ chức đón Giao thừa chào năm mới ở 1 điểm duy nhất là trên đường Nguyễn Huệ nhưng theo cách rất đặc biệt, không mời khán giả hay đại biểu tới dự.
Hy vọng rằng, dù có bất cứ chuyện gì xảy ra trong năm 2021, chúng ta đều có thể vui vẻ tạm biệt nó và đón những thứ mới hơn với thời khắc chuyển giao New Year's Eve này nhé!.
Đừng quên theo dõi YAN để luôn cập nhật tin tức nóng hổi mỗi ngày!
(Ảnh: Pinterest)
TẠI SAO PHẢI BẮN PHÁO HOA VÀO NĂM MỚI?
Trong những ngày lễ lớn, đặc biệt Tết luôn là dịp mà chúng ta được chứng kiến những màn pháo hoa đẹp mắt, hoành tráng và mang đậm không khí năm mới. Tuy nhiên đã bao giờ bạn tự hỏi, tại sao cứ đến Tết là lại thực hiện hoạt động này hay không?
Nguồn gốc của pháo hoa bắt nguồn từ Trung Quốc cổ đại, bao gồm các nguyên liệu có thể nổ như lưu huỳnh, than củi. Ban đầu, họ tạo ra nó với mục đích xua đuổi điều xấu và bảo vệ bình yên cho người dân có một năm an bình, mạnh khỏe.
Về ý nghĩa tinh thần, pháo hoa cùng ánh sáng rực rỡ của nó cũng là cách để con người bỏ lại những gì của năm cũ, mở lòng đón điều tốt đẹp của năm mới.