Hầu hết, nạn nhân của những chất làm đẹp nguy hiểm này đều chung một tâm lý là do “rẻ” thậm chí có người chỉ đi làm mẫu cho các cơ sở spa đang đào tạo học viên và học viên cần khách hàng tiêm mẫu để tốt nghiệp.
Theo thông tin từ bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, càng gần Tết, bệnh viện tiếp nhận càng nhiều các trường hợp bệnh nhân gặp biến chứng nặng nề do tiêm các chất làm đẹp tại những cơ sở thẩm mỹ không đảm bảo.
Trường hợp đầu tiên là một cô gái trẻ (23 tuổi) nhập viện sau khi tiêm thuốc để giảm mỡ mặt. Theo đó, với mong muốn thu gọn phần cằm, mặt, tạo hình V-line theo xu hướng giới trẻ đang ưa chuộng hiện nay, cô đã tìm đến một cơ sở làm đẹp để tiêm tan mỡ.
Tuy nhiên, sau vài ngày tiêm mặt cô bắt đầu nổi các nốt u cục, chảy mủ nên cô gái đã nhanh chóng tìm đến Bệnh viện Da liễu Trung ương, nhờ tới sự trợ giúp của các bác sĩ.
Trường hợp tiếp theo có thể kể đến là chị Đ.T.M. (một bệnh nhân đến từ Phú Thọ). Chị M. nhập viện trong tình trạng mũi biến chứng nghiêm trọng, sưng, nề, tiết dịch và đang hình thành nhiều ổ mủ trên mũi.
Chị cho biết, trước đó, để làm đẹp, chị đã tìm hiểu và tìm đến một spa ở Hà Nội để tiêm filler. Sau khi tiêm filler (chất VINCI (crosslinked hyaluronic acid)) với mục đích nâng mũi cao hơn, thẳng hơn, mũi chị bắt đầu xuất hiện những biến chứng như trên. Lo lắng cho sức khỏe, chị vội vã tìm đến nhờ “trợ giúp” của các bác sĩ, theo VTC.
Theo tìm hiểu trên thị trường, hiện nay các loại botox tiêm tan mỡ được bán tràn lan trên mạng xã hội, người mua và người tiêm không phân biệt tầng lớp, bất kỳ ai chỉ cần vài ngày đào tạo, không có bằng cấp cũng đã có thể thực hiện tiêm cho khách hàng.
Những lời quảng cáo, feedback có cánh trên Facebook đã khiến nhiều chị em phụ nữ mắc bẫy filler. Đến khi tận mắt hoặc tự thân chứng kiến biến chứng nặng nề từ filler như chảy dịch, tắc mạch, hoại tử, thì bệnh nhân mới tìm đến các bác sĩ nhờ cầu cứu. Theo các bác sĩ, những trường hợp biến chứng này chữa trị vô cùng khó khăn, bởi chất làm đầy đã xâm nhập vào mạch máu, phá hủy tế bào có thể ảnh hưởng đến cả tính mạng.
Nhiều người nghĩ chỉ đơn giản là một mũi tiêm nhỏ, tiêm tan là xong tuy nhiên khi những chấy tan, chất làm đầy đi vào cơ thể dù với một liều lượng rất ít cũng có thể ăn mòn và xâm lần các tế bào. Theo các bác sĩ, người thực hiện tiêm phải được đào tạo về thẩm mỹ, da liễu và phải được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của Bộ Y tế.
Trước đó, trong năm 2018, có vô vàn những trường hợp biến chứng sau khi tiêm filler (chất làm đầy, botox,..)
Hầu hết, nạn nhân của những chất làm đẹp nguy hiểm này đều chung một tâm lý là do “rẻ” thậm chí có người chỉ đi làm mẫu cho các cơ sở spa đang đào tạo học viên và học viên cần khách hàng tiêm mẫu để tốt nghiệp.
Điều này đồng nghĩa với việc các chị em phụ nữ sẵn sàng đặt cược gương mặt mình với phần trăm thành công rất thấp. Theo các chuyên gia thẩm mỹ, trước khi đi đến quyết định thẩm mỹ, làm đẹp, cần tìm hiểu kỹ mọi thông tin về giấy phép, bác sĩ, bằng cấp, nguồn gốc xuất xứ các loại thuốc.
Khi chọn sản phẩm làm đẹp, người dân cần chọn các sản phẩm rõ nguồn gốc, được kiểm chứng an toàn để hạn chế những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Ảnh: VTC News
Chúng tôi sẽ liên tục cập nhật tin tức trên YAN NEWS!