Cảnh giác trước các "phác đồ" điều trị Covid-19 giả mạo trên MXH

09:55 13/08/2021

Những ngày qua, một số người dùng mạng xã hội chia sẻ các nội dung sai lệch về phác đồ tự chữa Covid-19, thổi phồng công dụng của một số loại dược phẩm. Trước tình trạng này, trao đổi với Zing News, bác sĩ Lưu Quang Minh (Viện Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) cho biết, bà con không nên tin tưởng, thực hiện theo những phác đồ chưa được kiểm chứng này.

Cẩn trọng trước lời khuyên sử dụng 1 số loại thuốc nguy hiểm

 
Bản hướng dẫn sử dụng thuốc, vật dụng khi chữa trị Covid-19 và tiêm vaccine giả mạo, không có căn cứ khoa học. (Ảnh: Zing News)
Bản hướng dẫn sử dụng thuốc, vật dụng khi chữa trị Covid-19 và tiêm vaccine giả mạo, không có căn cứ khoa học. (Ảnh: Zing News)

Việc tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 có thể khiến cơ thể người tiêm gặp một số tác dụng phụ, nhưng đã được chứng minh là không hề nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều đối tượng lợi dụng tâm lý lo lắng của người dân, sau đó lan truyền 1 bản hướng dẫn sử dụng thuốc sau khi tiêm vaccine và tự điều trị bệnh tại nhà với nội dung sai lệch.

Theo vị chuyên gia này, việc đưa nước ép hoa quả vào danh mục y tế thiết yếu là không chính xác; đồng thời cũng chỉ ra, việc khuyến khích bà con dùng thuốc chống dị ứng khi chuẩn bị tiêm chủng là thông tin thiếu khoa học. Bởi trong thực tế, nếu uống bất kì thuốc chống dị ứng, thuốc hạ sốt nào trước khi tiêm, khả năng phản ứng miễn dịch của cơ thể với vaccine sẽ bị suy giảm. Thay vào đó, việc uống thuốc chống dị ứng trước khi tiêm chỉ được tiến hành nếu có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa, hoặc sử dụng sau khi tiêm nếu xuất hiện biểu hiện dị ứng.

 
Nước ép hoa quả không thuộc danh mục y tế thiết yếu. (Ảnh: Điện máy xanh)
Nước ép hoa quả không thuộc danh mục y tế thiết yếu. (Ảnh: Điện máy xanh)

Một lưu ý khác là việc chủ động tích trữ Xarelto và Dexamethasone như thông tin phác đồ giả mạo này đăng tải là điều không cần thiết. Lý do là 2 loại thuốc này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu người dân tự ý sử dụng mà không có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Cảnh giác trước bài thuốc chữa Covid-19 với paracetamol

Theo đó, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin về bài thuốc dưới dạng Đông – Tây kết hợp, yêu cầu người bệnh phải xông 7 ngày liên tục và dùng paracetamol thường xuyên. Bác sĩ Minh nhận định, có nhiều điểm nguy hại, bất cập trong phác đồ điều trị này.

 
Bài thuốc điều trị Covid-10 tại nhà theo phương pháp Đông - Tây y kết hợp với thông tin không chính xác. (Ảnh: Zing News)
Bài thuốc điều trị Covid-10 tại nhà theo phương pháp Đông - Tây y kết hợp với thông tin không chính xác. (Ảnh: Zing News)

Cụ thể, paracetamol là loại thuốc người dân có thể dễ dàng tự mua về mà không cần được kê đơn, có tác dụng khắc phục các biểu hiện đau, sốt thông thường. Dạng phổ biến của paracetamol là loại viên nén 500 mg. Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 Bộ Y tế ban hành, trong phác đồ điều trị cho người mắc Covid-19 có triệu chứng nhẹ, F0 phải được hạ sốt trong trường hợp sốt cao. Lúc này, họ được phép uống paracetamol liều 10-15mg/kg/lần, tuy nhiên không được quá 2g/ngày với người lớn và 60mg/kg/ngày đối với trẻ nhỏ.

Chính vì vậy, việc sử dụng 6 viên paracetamol (3g) một ngày, kéo dài liên tục trong 1 tuần như yêu cầu của bài thuốc đang được lan truyền có thể khiến người bệnh bị ngộ độc, nghiêm trọng hơn là không qua khỏi.

 
Paracetamol nếu dùng quá liều sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể. (Ảnh: Báo Tin tức)
Paracetamol nếu dùng quá liều sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể. (Ảnh: Báo Tin tức)

Cũng theo nam bác sĩ, “tác giả” của 2 phác đồ điều trị giả mạo này cố tình trình bày, liệt kê các hướng dẫn, bài thuốc sao cho khoa học để đánh lừa người dân. Thế nhưng, những bài đăng này hoàn toàn không có căn cứ và bà con phải thật cẩn trọng trước khi tiếp cận, tin tưởng nội dung này.

Xử phạt nghiêm trường hợp chia sẻ thông tin sai lệch về dịch Covid-19

Theo thông tin từ Người lao động, thời gian qua, có không ít trường hợp đăng tải các bài viết sai sự thật về dịch Covid-19. Theo Nghị định 72/2013/NĐ-CP Quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng có nêu rõ: Người nào "lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân" sẽ bị xử phạt nghiêm.

 
Đăng tin giả về dịch bệnh sẽ bị xử phạt nghiêm. (Ảnh: TTXVN)
Đăng tin giả về dịch bệnh sẽ bị xử phạt nghiêm. (Ảnh: TTXVN)

Bên cạnh đó, căn cứ vào điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, các đối tượng phải nộp phạt hành chính từ 10-20 triệu đồng và phải gỡ bỏ bài đăng của mình.

Như vậy, người dân nên cẩn trọng trước khi đăng tải, chia sẻ bất kì thông tin thiếu kiểm chứng nào về các bài thuốc chữa Covid-19 để tránh gây hoang mang trong dư luận, cũng như để không bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Cùng đón xem những tin tức mới nhất trên YAN!

LƯU Ý GÌ SAU KHI TIÊM VACCINE?

Hiện, Chính phủ đang nỗ lực nhập khẩu nhiều lô vaccine về nước, huy động các địa phương khẩn trương thực hiện công tác tiêm chủng với hi vọng tạo lá chắn miễn dịch cộng đồng. Theo Bộ Y tế, thời điểm hiện tại đã có hàng triệu người dân được tiêm vaccine nhưng không phải ai cũng biết những lưu ý quan trọng sau khi đi chích ngừa.

Bà con cần lưu ý: Không nên tự điều khiển phương tiện về nhà bởi thời điểm này, sức khỏe người tiêm có thể sẽ không được ổn định; Không tự ý bôi, đắp bất kì thuốc gì vào vị trí tiêm; không tập gym, làm việc nặng; tránh ăn đồ lạ và nước uống có cồn; đồng thời lưu ý bổ sung nhiều nước, vitamin… vào cơ thể.

Đón xem TẠI ĐÂY!