Nam tiếp viên hàng không làm lây lan Covid-19 sẽ bị xử phạt

09:00 02/12/2020

Việc kiểm soát dịch từ những người đang trong diện cách ly là điều vô cùng quan trọng.

Do đó nhiều đất nước đã áp dụng các biện pháp thiết thực, từ phạt hành chính đến áp dụng luật Hình sự để kiểm soát tình hình.

 
Người nhiễm hoặc đã tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19 cần được tiến hành cách ly. (Ảnh: Dân Trí) 
Người nhiễm hoặc đã tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19 cần được tiến hành cách ly. (Ảnh: Dân Trí) 

Nam tiếp viên mắc Covid-19 có thể bị xử phạt

Theo văn bản số 925/STP-PBGDPL, việc trốn khỏi nơi cách ly, không tuân thủ quy định cách ly, từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly để phòng chống dịch Covid-19 sẽ bị phạt tùy theo mức độ gây ảnh hưởng. Và trước việc bệnh nhân 1342, nam tiếp viên hàng không vi phạm quy định cách ly, mới đây nhất, ông Từ Lương, Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cho biết sẽ có hình thức xử phạt trong thời gian tới.

 
Một khu phố bị cách ly sau khi có liên quan đến bệnh nhân nhiễm Covid-19. (Ảnh: Nhân Dân)
Một khu phố bị cách ly sau khi có liên quan đến bệnh nhân nhiễm Covid-19. (Ảnh: Nhân Dân)

Theo đó, trường hợp này có thể bị phạt hành chính tối đa đến 10 triệu đồng. Ngoài ra, căn cứ theo hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 thì người được thông báo cách ly nhưng lại trốn khỏi nơi cách ly, không tuân thủ quy định cách ly dẫn đến lây truyền cho người khác sẽ bị xử lý theo bộ luật Hình sự.

Cụ thể, tại Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) thì khung hình phạt thấp nhất sẽ là phạt hành chính từ 50 triệu – 200 triệu đồng. Bên cạnh đó, người vi phạm có thể bị phạt tù từ 1-5 năm, cao nhất là 10-12 năm.

>> Xem thêm: Đề nghị tạm dừng các chuyến bay thương mại từ nước ngoài về Việt Nam

Quy định xử phạt người vi phạm cách ly ở một số nước khác

Theo tờ Corriere della Sera, tại Ý, cho đến ngày 31/1/2021, bất kì ai vi phạm quy định cách ly sẽ bị kết án 3-18 tháng tù hoặc phạt tiền từ 500 – 5.000 euro (khoảng 13,6 triệu – hơn 130 triệu đồng). Riêng tại vùng Venetia, người sử dụng lao động còn bị phạt 1.000 euro (hơn 27 triệu đồng) nếu để người lao động nhiễm Covid-19.

 
Bệnh nhân nhiễm dịch điều trị tại bệnh viện dã chiến ở Ý. (Ảnh: RFI)
Bệnh nhân nhiễm dịch điều trị tại bệnh viện dã chiến ở Ý. (Ảnh: RFI)

>> Có thể bạn quan tâm: Bệnh nhân Covid-19 ngã vào lòng bác sĩ đòi về nhà: "Tôi muốn ở bên vợ”

Trong khi đó, Tây Ban Nha áp dụng các mức phạt khác nhau cho người vi phạm nghĩa vụ cách ly. Nếu vi phạm lần đầu mà chưa tiếp xúc với ai sẽ phải nộp phạt 3.000 euro (gần 82 triệu đồng). Tuy nhiên nếu tái phạm, số tiền phải nộp sẽ gấp 200 lần, lên đến 600.000 euro (hơn 16 tỷ đồng).

 
Tây Ban Nha là một trong những ổ dịch lớn nhất Châu Âu. (Ảnh: CNN)
Tây Ban Nha là một trong những ổ dịch lớn nhất Châu Âu. (Ảnh: CNN)

Những ai đang thuộc diện cách ly mà vẫn đến những nơi đông người hoặc tiếp xúc với những người già, trẻ em hay người có bệnh nền nặng sẽ bị phạt 500.000 euro (khoảng 13,6 tỷ đồng).

Tờ Le Parisien của Pháp đã ghi nhận Hy Lạp là quốc gia xử phạt vi phạm cách ly cao nhất tại châu Âu. Cụ thể, dù chưa tiếp xúc với người khác nhưng nếu bị phát hiện cũng sẽ nhận mức án 5 năm tù.

 
Đường phố Athen, Hy Lạp vắng vẻ sau khi áp dụng lệnh giãn cách xã hội. (Ảnh: AP)
Đường phố Athen, Hy Lạp vắng vẻ sau khi áp dụng lệnh giãn cách xã hội. (Ảnh: AP)

Nếu lây nhiễm cho ít nhất một người, mức án tăng lên 10 năm. Và trong trường hợp lây nhiễm khiến người khác không qua khỏi thì người vi phạm có thể lãnh án 15 năm tù giam hoặc cao nhất là chung thân.

>> Đừng bỏ lỡ: Sẽ phạt nặng tổ chức, cá nhân làm lây lan dịch Covid-19

Ngoài ra còn nhiều quốc gia khác như Anh hay Bỉ… cũng áp dụng mức phạt nghiêm khắc đối với hành vi vi phạm cách ly Covid-19. Đây được xem là biện pháp cứng rắn để hạn chế tối đa khả năng lây lan dịch bệnh.

Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!

WHO CẢNH BÁO LÀN SÓNG LÂY NHIỄM COVID-19 THỨ 3 Ở CHÂU ÂU

Sau một thời gian tạm lắng xuống, Covid-19 đã quay trở lại và hoành hành tại nhiều quốc gia ở châu Âu như Anh, Ý, Bỉ…

Ông David Nabarro, đặc phái viên về Covid-19 của WHO đã đưa ra dự đoán rằng làn sóng Covid-19 thứ 3 sẽ bùng phát ở châu Âu vào năm 2021: “Hiện tại, chúng ta đang đối mặt với làn sóng thứ 2. Nếu các quốc gia vẫn không xây dựng những cơ sở hạ tầng cần thiết thì nhiều khả năng họ sẽ phải đối mặt với đợt dịch thứ 3 vào năm sau”.

Bên cạnh đó, tại nước Mỹ, khoảng từ 11/12 trở đi, vaccine phòng chống Covid-19 sẽ được đưa đến các bang của quốc gia này và tiến hành tiêm chủng rộng rãi.

Xem thêm tại đây!