Phụ nữ sau sinh không nên nằm than nếu không muốn "rước họa" cho mẹ lẫn bé

19:00 09/10/2018

Quan niệm nằm than sau khi sinh bắt nguồn từ miền Bắc, miền Trung. Ở những vùng này thời tiết thường lạnh, đặc biệt là về mùa đông và những tháng mùa mưa. Nhà ngày xưa thường thấp, nền đất, mái tranh nên rất lạnh. Nhà thông thoáng chứ không kín mít như nhà bây giờ. Việc “có nên nằm than sau khi sinh?” chỉ phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, môi trường ngày xưa mà thôi.

Nằm than có tốt không?

Trường hợp nhiều bé phải nhập viện cấp cứu sau khi nằm than là do đường hô hấp của bé rất nhạy cảm, trong khi khói than có chứa rất nhiều khí CO2, đây là khí độc không tốt cho trẻ nhỏ có thể khiến cho bé ngạt thở hoặc có thể gây tử vong, nhẹ nhất cũng gây những ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp, gây viêm phổi. Đặc biệt, đối với những bé sinh mổ, nằm than sẽ khiến chất đàm nhớt bên trong vốn chưa được tống ra trong quá trình chuyển dạ bị khô cứng lại, bé sẽ dễ bị bệnh đường hô hấp tái đi tái lại nhiều lần.

Da của trẻ mới sinh còn rất non nớt, than nóng sẽ làm bé dễ bị bỏng. Ngoài ra, tro than bám vào người bé cộng với mồ hôi do môi trường quá nóng trong phòng nằm than làm cho bé bị rôm sảy, nặng thì nhiễm trùng da, nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến nhiễm trùng máu.


(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Các bác sĩ cũng cho biết trường hợp những trẻ da bị bong tróc và có nhiều mụn nhỏ li ti, chảy nước. Gia đình đã bôi thuốc nhưng không khỏi mà các vết mẩn trên da ngày càng lở loét, đồng thời bé bắt đầu sốt rất cao. Phải đưa đến bệnh viện ngay để các bác sĩ xét nghiệm và xác định bé có phải bị nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường hô hấp gây nên tình trạng lở loét và sốt cao hay không? Nếu để lâu có thể dẫn đến tử vong do suy hô hấp nặng.

Ngoài các hiện tượng nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu, suy hô hấp, nằm than cũng có nguy cơ than ben lửa, gây cháy làm bỏng phụ sản và em bé. Bệnh viện Nhi Trung ương cũng đã từng tiếp nhận nhiều ca bỏng nặng của cả mẹ và con vì nằm than sau sinh.

>> Có thể bạn quan tâm: Những dấu hiệu cực nguy hiểm mẹ bầu cần lưu ý

Có nên hơ than cho bé hay không?

Theo quan niệm xưa, việc hơ than sau sinh rất quan trọng, nó không chỉ giúp trẻ trở nên cứng cáp hơn mà còn giúp sản phụ mau hồi phục sức khỏe, về lâu về dài sẽ không bị đau nhức mình mẩy cũng như bị lạnh run mỗi khi trái gió trở trời.

Ngày nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, không có bằng chứng cho thấy việc hơ than khiến sản phụ hồi phục sức khỏe, trẻ cứng cáp.

Thực tế, phòng của sản phụ và bé sơ sinh thường bao giờ cũng kín gió. Trong một không gian vốn hơi ngột ngạt, khép kín như thế mà lại đốt than lên, để than giải phóng ra một lượng khí CO2 thì sao tránh khỏi chuyện sản phụ cũng như bé sơ sinh hít phải?

Phụ nữ sau sinh không nên nằm than nếu không muốn

Người mẹ nếu có sức khỏe tốt sẽ có thể vượt qua được, nhưng với trẻ sơ sinh thì nguy cơ trẻ bị ngạt, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, đến não là không hề nhỏ. Đó là chưa kể, lò than khi nóng khi lạnh bất thường, không điều khiển cố định được nên sản phụ và bé sơ sinh cũng bị nóng lạnh bất thường theo. Ngoài ra, việc hơ than còn có thể gây bỏng cho trẻ, làm ảnh hưởng đến vùng vết thương sau khi sinh nở của sản phụ. Đã có không ít trẻ hoặc sản phụ phải cấp cứu ở bệnh viện với tình trạng bị bỏng, da phồng rộp lên, nhiễm trùng da, vết mổ bị ảnh hưởng chỉ vì chuyện hơ than này.

Ý kiến từ các chuyên gia y tế

Các chuyên gia y tế khuyên các bà bầu nên loại bỏ một số sai lầm kiêng cữ sau sinh như kiêng tắm gội cả tháng. Điều này hoàn toàn sai lầm và không có một cơ sở khoa học. Sau khi vượt cạn, người phụ nữ sẽ mất nhiều máu, mồ hôi khiến cơ thể mệt mỏi. Nếu kiêng tắm lâu, sản phụ dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn gây bệnh. Thực ra sau sinh từ 3 đến 4 ngày, sản phụ hoàn toàn có thể tắm bằng nước ấm nhưng cần lưu ý thời gian tắm không được kéo dài mà nên tắm càng nhanh càng tốt.

>> Kiến thức cho mẹ bầu:
Bổ sung canxi cho mẹ bầu theo từng giai đoạn của thai kì
Những điều mẹ cần kiêng cữ khi đang nuôi bé sơ sinh

Một sai lầm nữa là sau sinh nở, kiêng vận động hoàn toàn. Nhiều người cho rằng sau sinh nở cần kiêng vận động hoàn toàn. Điều này là sai lầm vì nếu cơ thể không vận động thì khí huyết sẽ không lưu thông, gây mệt mỏi. Vận động hợp lý sẽ phòng ngừa nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu, nghẽn mạch phổi, hoặc cả táo bón và bí tiểu. Y học hiện đại cho rằng, trừ những phụ nữ bị băng huyết hay sinh khó, thì sau khi sinh 6 tiếng là có thể vận động được.

Phụ nữ sau sinh không nên nằm than nếu không muốn

Nhiệt độ của bếp than không phải lúc nào cũng giống nhau. Có lúc nóng hừng hực, có lúc tắt ngấm. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột làm cơ thể yếu và mệt mỏi hơn. Hàng năm, có vài trường hợp trẻ sơ sinh bị bỏng do nằm than phải nhập viện. Các bà mẹ và những người thân đang chăm sóc sản phụ nên có vốn hiểu biết nhất định trong cách nuôi dạy trẻ, đừng nên “ai nói gì cũng cho là đúng” mà rước những căn bệnh không đáng có vào cơ thể mẹ và bé.