Tình hình dịch Covid-19 tại nhiều quốc gia đang có chiều hướng phức tạp, đặc biệt là tại Mỹ khi số ca nhiễm mới không ngừng gia tăng.
Đau lòng hơn, lượng bệnh nhân không qua khỏi vì nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Mỹ là khá cao, thậm chí có thống kê cho thấy trong mỗi phút lại có 1 người Mỹ qua đời vì Covid-19.
Nhân viên y tế thực hiện công tác kiểm soát dịch. (Ảnh: CNN).
>> Xem thêm: Xuất hiện thêm virus nguy hiểm lây từ người sang người
Mỹ: Mỗi phút có 1 người qua đời vì Covid-19
Theo MSNBC dẫn lời Bộ trưởng Y tế Mỹ Brett Giroir cho biết, Mỹ đang trong giai đoạn “vô cùng nguy hiểm” vì dịch Covid-19 diễn biến nghiêm trọng. Số liệu thống kê của Đại học Johns Hopkins vào ngày 19/11 cho thấy, Mỹ đã ghi nhận hơn 2.000 ca nhiễm Covid-19 không qua khỏi trong vòng 24 giờ, qua đó, tăng tổng số bệnh nhân qua đời vì virus SARS-CoV-2 lên 258.333 ca.
Bệnh nhân được vận chuyển lên xe cứu thương. (Ảnh: AP).
Theo báo Thanh Niên dẫn thông tin từ đài CBS, tại Mỹ, cứ mỗi phút trôi qua lại có ít nhất 1 ca Covid-19 qua đời. Phía Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cũng đưa ra dự báo, cho rằng số người không qua khỏi vì nhiễm virus SARS-CoV-2 tại quốc gia này có thể lên tới 276.000-298.000 người vào ngày 12/12.
>> Có thể bạn chưa xem: Tuyển Hàn Quốc thêm 10 ca nhiễm nCoV trong 5 ngày
California giới nghiêm ngăn Covid-19 lây lan mạnh
Trước diễn biến nghiêm trọng của dịch Covid-19, Thống đốc Gavin Newsom cho biết, tiểu bang California sẽ áp dụng lệnh giới nghiêm đối với mọi hoạt động tụ tập, bao gồm cả việc tụ tập trong nhà và các hoạt động không thiết yếu bên ngoài.
Đường phố vắng vẻ khi Covid-19 lan rộng. (Ảnh: CNN).
Cụ thể hơn, lệnh giới nghiêm này sẽ được áp dụng tại 41 quận, tương đương với 94% dân số tại bang. Người dân sẽ không được ra khỏi nhà từ 22h đêm hôm trước cho đến 5h sáng hôm sau, bắt đầu từ tối 21/11. Nhiều khả năng, lệnh giới nghiêm sẽ chấm dứt vào ngày 21/12, khi tình hình dịch đã ổn định.
Ông Newsom hi vọng với lệnh cấm này, dịch Covid-19 sẽ được ngăn chặn. Ông cho biết: "Virus đang lây lan với tốc độ chưa từng thấy kể từ lúc bắt đầu đại dịch, và những ngày sắp tới sẽ rất quan trọng để ngăn dịch lan rộng hơn".
Trước đó, trường học tại New York cùng phải tạm ngừng giảng dạy vì Covid-19. (Ảnh: AP).
Tại Mỹ, rất nhiều ngày lễ lớn đang tới gần và đầu tiên có thể kể tới Lễ Tạ Ơn. Giới chức y tế và lãnh đạo các bang tại Mỹ đưa ra cảnh báo, cho rằng mức độ của dịch sẽ được xác định trong dịp lễ Tạ Ơn diễn ra vào tuần tới. Họ tỏ ra lo ngại, bởi các cuộc tụ họp trong ngày lễ này sẽ khiến làn sóng lây lan virus bùng lên nghiêm trọng hơn.
Tiến sĩ Deborah Birx, điều phối viên lực lượng đặc nhiệm chống COVID-19 của Nhà Trắng đã đưa ra yêu cầu với người dân về việc hạn chế tụ tập, ở cách xa nhau và đeo khẩu trang, kể cả trong nhà để đề phòng khả năng lây lan giữa những người không có triệu chứng bệnh.
Người dân đeo khẩu trang để phòng dịch Covid-19. (Ảnh: CNN).
>> Có thể bạn quan tâm: Gần 1 năm từ ngày Covid-19 bùng phát: Hơn 55 triệu ca mắc bệnh
Hiện tại, Mỹ là quốc gia này có lượng bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 cao nhất thế giới (hơn 12 triệu ca bệnh), Ấn Độ đứng vị trí thứ hai (hơn 9 triệu ca), theo sau đó là Brazil (gần 6 triệu ca).
Tình hình dịch Covid-19 trên thế giới vẫn có diễn biến phức tạp nên mọi người không nên mang tâm lý chủ quan, cần thực hiện đúng khuyến cáo của cơ quan chức năng và Bộ Y tế về phòng, chống dịch bệnh.
TÌNH HÌNH DỊCH COVID-19 THẾ GIỚI
Theo trang thống kê Worldometers, tính đến trưa ngày 20/11, tổng số ca nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới là 57,254,539.
Trong đó, có gần 40 triệu ca nhiễm đã được chữa khỏi và ghi nhận hơn 1,3 triệu bệnh nhân qua đời vì Covid-19.
Bên cạnh Mỹ, diễn biến dịch Covid-19 đang rất đáng báo động tại nhiều quốc gia khác, trong đó có Ấn Độ khi nước này đã chạm mốc 9 triệu ca nhiễm.
Tại Nhật Bản, Thủ tướng Yoshihide Suga cho biết nước này đang trong trạng thái cảnh giác cao nhất trước Covid-19.