Mưa lớn sẽ lại tiếp tục "dội" xuống khu vực miền Trung do bão số 10

18:20 02/11/2020

Ngày 2/11, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống thiên tai, ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, cho biết bão số 10 (Goni) hiện đã tiến vào khu vực Biển Đông. 

Theo nhận định từ cơ quan khí tượng, khi vào khu vực Biển Đông, bão số 10 suy yếu, đây là điều khác lạ so với những dự báo trước đó.

 
Một khu vực ở TP.HCM xuất hiện mưa lớn. (Ảnh: Tiền Phong)
Một khu vực ở TP.HCM xuất hiện mưa lớn. (Ảnh: Tiền Phong)

>>> Xem thêm: Bão số 9 làm hơn 2.500 nhà sập, 88.500 căn tốc mái

Bão số 10 có diễn biến khó lường

Trong cuộc họp, ông Khiêm cho hay, bão số 10 không "tự ý" quyết định được cường độ mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên ngoài tác động vào. Dự báo vào ngày 3/11, bão số 10 sẽ mạnh cấp 9, tuy nhiên do 2 yếu tố tác động vào sẽ khiến bão bị suy yếu đi. 

 
Dự báo đường đi của bão số 10 trên Biển Đông. (Ảnh: Zing)
Dự báo đường đi của bão số 10 trên Biển Đông. (Ảnh: Zing)

Cụ thể, yếu tố thứ nhất đó chính là khi bão số 10 đi vào quần đảo Hoàng Sa gặp vùng biển nước lạnh sẽ khiến cường độ dần suy giảm. Yếu tố thứ hai, đợt không khí lạnh từ phía Bắc tương tác sẽ khiến bão suy yếu đi khi vào đất liền. Ông Khiêm cung cấp thông tin trong cuộc họp: "Dự báo bão ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh trung và nam Trung bộ, gió chỉ cấp 7 - cấp 8".  

Vào chiều ngày 3/11, tâm bão số 10 cách quần đảo Hoàng Sa 260 km về phía Đông Nam. Cường độ của cơn bão sẽ tăng dần lên cấp 8-9; giật cấp 11. Vào chiều 4/11, bão số 10 có thể mạnh lên cấp 9; giật cấp 11, bão di chuyển chậm lại và vẫn đi theo hướng cũ.

 
Nhiều tuyến đường bị ngập nặng do mưa lớn. (Ảnh: Dân Trí)
Nhiều tuyến đường bị ngập nặng do mưa lớn. (Ảnh: Dân Trí)

Cũng trong chiều 4/11, Goni sẽ cách Quảng Nam 250km; Quảng Ngãi, Bình Định khoảng 190km; Phú Yên 210km. Nhận định từ chuyên gia khí tượng, bão số 10 có hình thái tăng - giảm cấp sau 2 ngày di chuyển trên Biển Đông, vận tốc liên tục giảm. Dự báo, bão số 10 sẽ đi vào đất liền các tỉnh Đà Nẵng - Phú Yên và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trong ngày 5/11. 

>>> Xem thêm: Quảng Ngãi ghi nhận 7 trường hợp thương vong do bão số 9

Miền Trung có khả năng sẽ hứng đợt mưa lớn kéo dài từ 4/11-7/11

Thêm vào đó, trong cuộc họp ông Khiêm cũng cho hay, bão số 10 sẽ mang đến những đợt mưa lớn trên diện rộng cho khu vực Trung Bộ. Kịch bản gây mưa của bão số 10 cũng giống như bão số 9, gồm có 2 giai đoạn quan trọng. 

 
Ảnh hưởng từ bão số 9, một cây cầu ở Kon Tum bị gãy. (Ảnh: VTC)
Ảnh hưởng từ bão số 9, một cây cầu ở Kon Tum bị gãy. (Ảnh: VTC)

Cụ thể, ở giai đoạn 1, mưa lớn sẽ bắt đầu xuất hiện trong chiều tối 4/11 và kéo dài cho đến 6/11. Đợt mưa lớn này sẽ "dội" xuống các tỉnh thành từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Ngãi; lượng mưa phổ biến 300-400mm. Riêng tại các khu vực Bình Định, Phú Yên và Tây Nguyên, lượng mưa có thể dao động 100-200mm.

Giai đoạn 2, do hoàn lưu bão kết hợp thêm với luồng không khí lạnh, nên một đợt mưa lớn khác sẽ kéo dài ở các tỉnh Bắc Trung bộ trong các ngày từ 5/11-7/11. Riêng tại khu vực Nghệ An - Quảng Trị, lượng mưa có thể dao động ở mức 150-350mm/đợt. 

 
Mưa lớn trút xuống 1 khu vực thuộc Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
Mưa lớn trút xuống 1 khu vực thuộc Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)

"Khu vực sườn tây phổ biến đã trải qua đợt mưa với tổng lượng mưa trên 1.500mm nên với kịch bản dự báo mưa hiện nay sẽ có nguy cơ xảy ra các tai biến địa chất, trượt lở, sạt lở đất", báo Thanh Niên dẫn lời của ông Khiêm chia sẻ trong cuộc họp.

Cùng với đó, Bộ Trưởng Nguyễn Xuân Cường yêu cầu các ban ngành, đơn vị có liên quan cần có các biện pháp ứng phó với bão Goni trong những ngày tới. Các cơ quan chức năng cần quán triệt , xử lý nghiêm những chủ phương tiện, thuyền trưởng không chấp hành đúng hướng dẫn tránh trú bão của bộ đội biên phòng và chính quyền địa phương.

 
Sau cơn bão số 9. đường phố ở Quảng Ngãi tan hoang. (Ảnh: Đời Sống và Pháp Luật)
Sau cơn bão số 9. đường phố ở Quảng Ngãi tan hoang. (Ảnh: Đời Sống và Pháp Luật)

Ngoài ra, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, cơn bão số 10 hiện được xem là có diễn biến đầy phức tạp, khi đổ bộ vào đất liền có thể gây mưa lớn trên diện rộng, vì vậy mọi người không được lơ là, chủ quan. "Không vì dự báo cơn bão không quá mạnh mà chủ quan, cần tập trung rà soát tàu thuyền trên biển ra khỏi nơi nguy hiểm, đưa về nơi tránh trú an toàn", ông Dũng chia sẻ.

>>> Xem thêm: Bão số 10 vào Biển Đông, có thể đổ bộ Đà Nẵng - Phú Yên vào sáng 4/11

Bạn nghĩ như thế nào về thông tin trên? Cho chúng mình biết thêm ý kiến tại YAN nhé!

TRIỀU CƯỜNG ĐẠT ĐỈNH, NGƯỜI DÂN TP.HCM CẦN LƯU Ý VÌ RẤT DỄ BỊ NGẬP NẶNG

Liên quan đến tình hình thời tiết trên cả nước, trong khi khu vực Trung Bộ đang chịu ảnh hưởng lớn từ mưa lũ, và sắp đón bão mới thì khu vực Nam Bộ cũng chuẩn bị có thêm đợt mưa rào và dông ở một vài nơi. 

Phó phòng Dự báo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ - ông Lê Đình Quyết cho biết,  khu vực TP.HCM có khả năng sẽ bị ngập.

Hiện tại, mực nước triều tại các con sông lớn như Đồng Nai và Sài Gòn đã đạt đỉnh. Riêng tại trạm Phú An, Nhà Bè mực nước triều có thể đạt đến 1,50-1,55m, xấp xỉ mức báo động 2. Ngoài ra, một đợt mưa dông kéo dài tại TP.HCM sẽ kéo dài từ 5/11-7/11.

Xem chi tiết tại đây!