Tờ báo TIME từng đưa tin, vào đầu tháng 12/2018, con tàu Chang’e-4 của Trung Quốc bắt đầu khởi hành đi tới mặt trăng. Con tàu vũ trụ này mất khoảng 3 ngày để đến mặt trăng và mất thêm vài tuần nữa để chuẩn bị chạm xuống miệng núi lửa Von Kármán. Đây là một thử thách khó khăn khi chạm vào phía xa của mặt trăng. Tháng 1 năm 2019, tàu vũ trụ mang tên Chang’e-4, Trung Quốc đã làm nên lịch sử khi lần đầu tiên hạ cánh ở phía xa mặt trăng - bề mặt mà phía người trái đất không thể nhìn thấy được.
Tàu Chang'e-4 của Trung Quốc hạ cánh trên miệng núi lửa Von Kármán (Ảnh: CLEP)
Con tàu này mang theo một sứ mệnh quan trọng khác nữa, đó là thử nghiệm trồng cây trên mặt trăng. Các nhà du hành gia đã đưa lên mặt trăng một bầu sinh quyển nhỏ được gọi là Hệ Sinh Thái Vi Mô Mặt Trăng – Lunar Micro Ecosystem (LME). Trong nhà kính sinh quyển hình trụ nặng 2,6kg có chứa đầy đủ các điều kiện sinh thái giống hệt Trái Đất, nhưng vẫn chịu tác động của vi trọng lực và bức xạ vũ trụ. Bên trong LME gồm có các hạt mầm: hạt khoai tây, hạt bông, hạt cải dầu, nấm men vi sinh, trứng ruồi giấm và cây Arabidopsis thaliana – một loại cỏ dại thông thường.
Qua quãng thời gian thí nghiệm người ta phát hiện ra hạt bông đã nảy mầm. Điều này đã đánh dấu lần đầu tiên vật chất vi sinh phát triển trên mặt trăng, các nhà khoa học đã lấy dữ liệu thí nghiệm đó để phân tích. Người ta tái tạo lại bản 3D quá trình phát triển của các hạt mầm, thấy được cây bông không chỉ mọc lên mà còn phát triển đến hai lá trong khoảng 2 tuần trước khi chết đi vì quá lạnh. Như vậy có thể nói, cuộc thử nghiệm đã bước đầu thành công so với những gì các nhà khoa học dự đoán.
Hình ảnh 3D mô phỏng lại hạt bông nảy mầm 2 lá (Ảnh: NASA)
Hình ảnh ghi nhận hạt bông nảy mầm tại nhà kính LME (Ảnh: People's Daily, China)
Trang South China Moring Post cũng từng đưa tin, một bức ảnh đã được Cục quản lý vũ trụ quốc gia Trung Quốc công bố, cho thấy được hạt bông đang nảy mầm. Nó cũng đã được đăng lên Twitter bởi People's Daily, China (cơ quan ngôn luận Trung Quốc). Giáo sư Liu Hanlong, thuộc Viện nghiên cứu Công nghệ tiên tiến của đại học Trùng Khánh, cũng đã cho biết hạt cải dầu và hạt khoai tây cũng đã nảy mầm nhưng hạt bông mọc đầu tiên. Đến hiện nay ông ấy vẫn tiếp tục nghiên cứu công trình này, hy vọng phát hiện thêm những dạng sống khác nhau có thể tồn tại trên mặt trăng.
Qua sự kiện này, đã đánh dấu bước tiến đầu tiên cho loài người về việc phát triển sinh vật sống trên mặt trăng trong môi trường kính. Giáo sư Liu nói rằng với những bước tiến này thì trong tương lai, khoai tây có thể cung cấp lương thực cho các nhà phi hành gia thám hiểm, bông có thể dùng may y phục cho các phi hành gia và cải dầu dùng để sản xuất dầu.
Hình ảnh con tàu vũ trụ Zond 5 đưa các sinh vật sống đi xung quanh mặt trăng (Ảnh: NASA)
Thêm một câu chuyện khác về việc Trung Quốc cũng đang cố gắng thí nghiệm đưa một chú rùa nhỏ lên mặt trăng. Tuy nhiên qua quá trình phân tích thì nhiệm vụ này bất khả thi. Con rùa bị chết vì nhiệt độ giảm xuống quá thấp và cạn kiệt nguồn oxi sau 20 ngày. Còn với Liên Xô, họ đã gửi 2 chú rùa đi vòng quanh mặt trăng trên chuyến tàu vũ trụ Zond 5 vào tháng 9 năm 1968 . Kết quả đáng mong đợi ở đây là các chú rùa đều sống xót dù bị bỏ đói rất lâu và an toàn quay về trái đất.
Từ những cuộc thí nghiệm trên mặt trăng, chúng ta có thể hy vọng về một tương lai sẽ có thêm rất nhiều sự sống khác có thể tồn tại bên ngoài Trái Đất. Sự nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ của các nhà nghiên cứu khoa học cũng như các nhà phi hành gia đã góp thêm không ít thành công trong công cuộc tìm thấy nguồn sống khác ngoài vũ trụ.
Qua những điều thú vị trên, bạn có thể tiếp tục theo dõi những câu chuyện đời sống xã hội tại YAN nhé!
NASA TUYỂN NGƯỜI LÊN MẶT TRĂNG
Kỳ vọng từ chương trình Artemis, Nasa mong muốn nhiệm vụ có thể đưa người Mỹ trở lại mặt trăng vào năm 2024 thậm chí là những mục tiêu xa hơn là đưa con người đến với Sao Hỏa.
Với những ràng buộc khắt khe trong “đầu vào” của cuộc ứng tuyển phi hành gia lên mặt trăng, tuy nhiên số lượng ứng tuyển vẫn đông đảo đến mức tỉ lệ chọi là 1/3000. Có rất nhiều nhà nghiên cứu, khoa học, kỹ thuật hứng thú về cuộc thi này, đặc biệt nhất là cuộc thi đang muốn tìm kiếm nữ phi hành gia đầu tiên đặt chân lên mặt trăng.
Jim Bridenstine, giám đốc NASA cho biết: "Chúng tôi đang chờ đợi những ứng viên nam nữ tài năng xuất thân khác nhau đến với chúng tôi trong kỷ nguyên khám phá mới, bắt đầu bằng chương trình Artemis lên mặt trăng".