Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, từ hôm nay (22/6), khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ chính thức bước vào đợt nắng nóng đỉnh điểm lần thứ 2 trong tháng 6, nhiệt độ lên tới 42 độ C.
Trước tình hình thời tiết này, người dân nên chú ý uống đủ nước, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời để giảm thiểu tối đa tác động của nắng nóng đối với sức khỏe.
Người dân trang bị khẩu trang, áo chống nắng khi đi ngoài đường dưới ánh nắng gay gắt (Ảnh: Người lao động)
>>Xem thêm: TP.HCM xuất hiện mưa lớn, Bắc Trung Bộ nắng nóng lên đến 40 độ
Đợt nắng nóng gay gắt lần thứ 2 trong tháng 6
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết, hiện tại khu vực phía Tây đang có một vùng áp thấp nóng phát triển mạnh và mở rộng dần về phía Đông Nam, kết hợp với hiệu ứng phơn dẫn đến nắng nóng và nắng nóng gay gắt trong những ngày tới.
Dự báo, từ hôm nay (22/6) đến 24/6, khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ sẽ trải qua những ngày nắng nóng đỉnh điểm, nhiệt độ phổ biến dao động từ 36 - 39 độ. Riêng khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với mức nhiệt từ 37 - 40 độ. Thậm chí có nơi lên đến 41 - 42 độ.
Nắng nóng gay gắt khiến nhiều người đi ra đường phải che chắn cẩn thận (Ảnh: Báo Quảng Ninh)
Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ sẽ trong khoảng từ 10-18 giờ, độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 30 - 50%. Tình hình nắng nóng sẽ kéo dài đến ngày 24/6, sau đó từ 25/5, nhiệt độ giảm dần. Đây cũng chính là đợt nắng nóng gay gắt lần thứ 2 trong tháng 6, trước đó từ 30/5 đến 13/6, khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ cũng đã phải trải qua những ngày nắng nóng kéo dài.
>>Đọc thêm: Bé gái 7 tuổi bị cuốn vào bánh xe do vướng áo chống nắng
Hà Nội và Đà Nẵng có chỉ số UV cao
Trong hôm nay (22/6), tại Hà Nội và Đà Nẵng, chỉ số UV sẽ nằm trong mức từ 8 - 9. Đây là mức có ảnh hưởng gây hại cao đối với cơ thể khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
Vì vậy khi đi ra đường, mọi người nên chú ý che chắn bằng các loại áo chống nắng, trang bị kính râm, bao tay, tất... để giảm thiểu tối đa sự tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Bên cạnh đó, việc bôi kem chống nắng sẽ hạn chế được mức độ gây hại của tia UV với sức khỏe của mọi người.
Việc trang bị áo chống nắng, mũ, kính giúp người dân hạn chế được tác động của tia UV (Ảnh: 24h)
>>Có thể bạn chưa biết: Những hình ảnh nắng nóng kinh hoàng trên thế giới
Đề phòng nguy cơ cháy nổ và bảo vệ sức khỏe trong những ngày nắng nóng
Trong những ngày nắng nóng, nhiệt độ tăng cao kết hợp với độ ẩm trong không khí tương đối thấp đi cùng hiệu ứng phơn và gió Tây Nam thổi mạnh có thể dẫn đến nguy cơ hỏa hoạn do nhu cầu dùng điện tăng cao. Đặc biệt những khu vực có rừng cần đề phòng nguy cơ xảy ra cháy rừng.
Bên cạnh đó, khi tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời hoặc ở trong nền nhiệt cao có thể dẫn đến tình trạng sốc, mất nước, đột quỵ. Vì thế mọi người nên chú ý bổ sung nước đầy đủ, tìm những nơi có bóng râm để tránh nắng.
Nhiệt độ mặt đường có thể tăng cao khi có nắng nóng gay gắt (Ảnh: Dân trí)
Trong những ngày tới, bạn có cách gì để đối phó với nắng nóng? Hãy chia sẻ cùng YAN nhé!
Cách sơ cứu người bị say nắng
Khi ở quá lâu dưới nắng, chúng ta có thể bị say nắng. Những dấu hiệu của say nắng bao gồm: Chóng mặt, nhức đầu, cảm giác nóng trong người nhưng không ra mồ hôi, đỏ da, buồn nôn, nôn, tim đập rối loạn, thở gấp, co giật, mất kiểm soát hành vi, ngất xỉu, hôn mê sâu...
Nếu gặp người bị say nắng chúng ta nên xử lý như sau:
- Đưa nạn nhân đến nơi râm mát
- Vẩy nước hoặc chườm đá lên người nạn nhân để làm giảm nhiệt độ
- Không tập trung quá đông người xung quanh
Xem thêm các bước sơ cứu người bị say nắng TẠI ĐÂY!