Bố mẹ nào cũng muốn chăm con thật tốt để con mình khỏe mạnh, thông minh, phát triển toàn diện. Sau đây là những thói quen bác sĩ khuyên mà bậc phụ huynh nào cũng cần lưu lại làm mẹo bỏ túi.
Bạn thường xuyên đau đầu vì phải suy nghĩ cách chăm con sao cho khoa học và hiệu quả nhất. Bạn đã từng suy nghĩ sẽ thay đổi đồng thời tạo ra những thói quen tốt hàng ngày cho bé không. Chỉ cần bạn bỏ ra vài phút trong cuộc đời để đọc bài viết này và bắt đầu thực hành ngay thì chăm con không còn là vấn đề quá nan giải.
1. Rửa tay trước khi ăn
Các bé chơi đùa tiếp xúc với mọi thứ mà bé cảm thấy thích thú nên việc tay bẩn là không thế nào tránh khỏi. Người ta thường nói: “Bệnh tật từ miệng vào”, điều này hoàn toàn đúng đắn. Trước khi ăn, nếu không rửa tay sạch, trứng giun, sán bám trên tay sẽ vào trong miệng, rồi lớn dần lên trong ruột. Sau khoảng hai tháng, chúng đã trở thành giun trưởng thành, bám vào thành ruột để hút chất dinh dưỡng, tạo nên những cơn đau, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của bé. Vì vậy bố mẹ cần tập cho con thói quen tự giác rửa tay sau khi chơi hoặc trước khi ăn ngay từ nhỏ.
Nếu không rửa tay sạch, trứng giun bám trên tay sẽ vào trong miệng, rồi lớn dần lên trong ruột.
2. Đi ngủ đúng giờ
Bé của chúng ta đang tuổi ăn tuổi lớn nên việc đi ngủ đúng giờ và ngủ đúng giấc rất quan trong đối với sức khỏe của bé. Bố mẹ có biết chiều cao của con chỉ phát triển toàn diện khi đi ngủ đúng giờ. Không chỉ thế, những cuộc nghiên cứu đã cho thấy rằng những trẻ ngủ đủ giấc thường sẽ làm việc hiệu quả hơn, tập trung hơn và có thể học và tiếp nhận thông tin tốt hơn. Ngược lại, khi trẻ ngủ muộn, khí huyết không đủ làm cho máu và dưỡng khí không đủ để nuôi dưỡng não dẫn đến thiếu khả năng tập trung, trí nhớ tự nhiên sẽ không tốt và khả năng học tập giảm sút. Bố mẹ nên là người hình thành thói quen ngủ sớm cho trẻ vì trẻ học hầu hết những thói quen từ người lớn. Hình thành thói quen ngủ lành mạnh cho trẻ là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng bởi vì nó tạo ra một nếp sống nhịp nhàng đều đặn, từ đó tác động tích cực đến sức khỏe của trẻ, cả thể chất lẫn tinh thần.
Khi trẻ ngủ muộn, khí huyết không đủ làm cho máu và dưỡng khí không đủ để nuôi dưỡng não
3. Ăn được nhiều loại thực phẩm
Trẻ con thường gặp chứng lười ăn nên nhiều bố mẹ cho rằng con mình có thể ăn gì tùy theo ý thích của chúng miễn sao có thể ăn nhiều là được. Đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm bạn nhé, cơ thể con người cần phải hấp thu các chất dinh dưỡng từ những loại thực phấm khác nhau. Đa số các bé thường ghét việc ăn rau củ và tỏ ra “èo uột” trước những món mà mình không thích. Do đó bố mẹ cần dạy cho trẻ ăn tất cả các loại thực phẩm đặc biệt là những thức ăn có màu của cầu vồng. Điều này sẽ đảm bảo trẻ em nhận được các vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển khỏe mạnh hơn.
Điều này sẽ đảm bảo trẻ em nhận được các vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết.
4. Cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời
Nhiều quần áo đẹp, đồ chơi đẹp, nhiều trang thiết bị giải trí hiện đại trong nhà vẫn không thể thay thế được nhu cầu tự do vui chơi ngoài trời của trẻ. Với trẻ, vạn vật đang diễn ra trong thế giới này đều mới mẻ, sống động, cuốn hút và luôn luôn kích thích trí tò mò. Khi trẻ đùa nghịch, chơi đùa ngoài thiên nhiên, thực chất là trẻ khám phá, học hỏi và có điều kiện phát triển tốt nhất những cảm xúc tích cực của mình. Nếu thiếu đi việc chạy nhảy, hoạt động, chơi đùa ngoài trời, nhất là chơi các môn thể thao cùng các bạn, trẻ sẽ mất đi sự linh hoạt một cách nghiêm trọng, ngôn ngữ phát triển không thuận lợi. Do đó, trẻ sẽ nhút nhát khó hòa đồng và sau này khó thích nghi với cuộc sống.
Nếu ít tham gia các hoạt động chung sẽ khiến trẻ trẻ sẽ nhút nhát khó hòa đồng.
5. Bố mẹ làm gương cho con cái noi theo
Trẻ thơ có tâm hồn rất trong sáng và ngây thơ, chúng luôn dõi theo và lặp lại những hành động của bố mẹ mình. Từ những việc nhỏ thường ngày như rửa tay trước khi ăn, đi ngủ đúng giờ, siêng năng tập thể dục, biết cảm ơn xin lỗi... nếu bạn là một tấm gương sáng thì chắc chắn thiên thần nhỏ của bạn cũng sẽ có những có thói quen tốt, lối sống lành mạnh, khỏe mạnh.
Bố mẹ làm tấm gương phản chiếu và hình thành nhân cách của con trẻ.
6. Tiêm đầy đủ vắc xin
Vắcxin là chế phẩm có tính kháng nguyên để tạo miễn dịch, tăng cường sức đề kháng của cơ thể với một số tác nhân gây bệnh. Tiêm phòng là giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa việc lây nhiễm bệnh, bảo vệ trẻ khỏi bị mắc những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Hiện nay, một số vấn đề nổi lên xung quanh việc tiêm vắc xin khiến các bậc phụ huynh lo lắng tuy nhiên chúng ta vẫn nên phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Tiêm vắc xin để tăng cường sức miễn dịch và đề kháng cho bé chống lại một số bệnh nguy hiểm.
7. Khám sức khỏe định kì
Việc khám sức khỏe định kì cho trẻ tưởng chừng như rất đơn giản, nhưng nếu không chú ý sẽ rất dễ bị sao nhãng, bỏ qua. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời. Nhất là những trẻ có sức đề kháng yếu kém (trẻ bị bệnh thường xuyên) hoặc trẻ có sự tăng trưởng chậm, hấp thụ kém (trẻ nuôi hoài không lớn) thì việc khám sức khỏe định kỳ được xem như một biện pháp tích cực giúp cải thiện sức khỏe và sự tăng trưởng của trẻ trong tương lai. Ngoài ra, bố mẹ có thể nắm bắt tình hình sức khỏe tâm lý con cái của mình trong thời kì này để điều chỉnh chế độ chăm sóc hàng ngày.
Đừng bỏ qua việc khám sức khoẻ định kỳ để đảm bảo bé yêu của bạn luôn khoẻ mạnh.
8. Quản lý thời gian trẻ nhìn vào màn hình
Nhiều lúc bố mẹ bận rộn không có thời gian chơi với con, bé sẽ làm bạn với các thiết bị điện tử. Trẻ có thể học hỏi nhiều điều từ việc xem tivi, laptop nhưng nếu dành quá nhiều thời gian cho chúng sẽ tạo ra kết quả xấu như cận thị, béo phì, hiệu quả học tập giảm hẳn thậm chí là trầm cảm. Thật nguy hiểm nếu bố mẹ không biết cách điều phối thời gian tiếp xúc với màn hình cho con mình hợp lý.
Các thiết bị điện tử hoàn toàn không tốt cho bé.
Chăm trẻ là một công việc không hề dễ dàng nhưng nhìn con yêu của mình trưởng thành, phát triển khỏe mạnh thì ắt hẳn không bậc phụ huynh nào lại không hạnh phúc. Vì vậy bố mẹ nào luôn mong muốn nuôi dạy bé theo những cách tốt nhất thì đừng bỏ qua những bí quyết trên nhé.
(Hình: Internet)