Mẹ nên rèn bé ngủ trưa đều đặn, có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ

20:35 23/09/2021

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng trong sinh hoạt cuộc sống. Chất lượng của giấc ngủ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của một con người. Không chỉ với người lớn mà cả trẻ nhỏ cũng cần phải ngủ đủ giấc, sinh hoạt điều độ.

Thế nhưng, hiện nay có rất nhiều em bé do tuổi còn nhỏ, tâm lý ham chơi nên thường có thói quen ngủ lệch giờ hoặc ngủ không đủ giấc. Điều đó đã gây tác động rất lớn đến sự phát triển sau này của trẻ. Thậm chí, sau 10 năm, các bà mẹ cũng sẽ nhận thấy rất rõ điều đó.

 
Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khoẻ của trẻ. (Ảnh: Thời Đại Plus)
Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khoẻ của trẻ. (Ảnh: Thời Đại Plus)

Pháp Luật và Bạn Đọc đăng tải, trẻ thường xuyên ngủ trưa và trẻ không bao giờ ngủ trưa sẽ có những sự khác biệt rất rõ. Nếu mọi người để ý kĩ sẽ thấy giấc ngủ có thể tác động trực tiếp đến quá trình phát triển của một đứa trẻ. Và các yếu tố mà nó tác động cụ thể là:

Trí nhớ

Khi trẻ ngủ trưa đều đặn, cơ thể sẽ được nghỉ ngơi tốt hơn, đồng thời não bộ cũng tiết ra chất làm tăng cường trí nhớ, khả năng nhanh nhạy. Nói một cách khác, não bộ của trẻ sẽ luôn tràn trề năng lượng ngay cả khi chiều tối. Lâu dần trẻ sẽ thông minh hơn, dễ tập trung vào việc học và tốc độ tư duy được nâng cao rõ rệt.

Ngược lại, với trẻ không ngủ trưa, cơ thể và não bộ sau một thời gian dài hoạt động sẽ dần trở nên mệt mỏi. Đến tầm chiều tối, trẻ sẽ có dấu hiệu buồn ngủ, hoạt động chậm lại và yếu dần đi. Lâu dần, phản ứng sẽ kém hơn, chỉ số IQ chênh lệch nhiều so với trước đó.


Trẻ từ 5 tuổi sắp có vaccine ngừa Covid-19 riêng.

Chiều cao, sức khoẻ

Trong quá trình ngủ, một số cơ quan của cơ thể sẽ tự phục hồi những tổn thương, thúc đẩy sự hoàn thiện hệ thống miễn dịch, từ đó khiến sức khoẻ được nâng cao hơn. Bên cạnh đó, các hoạt động của cơ thể cũng được tiếp thêm năng lượng, từ đó chất lượng và năng suất dần tăng.

Điều này đồng nghĩa với việc, quá trình phát triển của trẻ trở nên trơn tru hơn. Thế nên, nếu để ý kĩ, mọi người sẽ thấy trẻ thường xuyên ngủ trưa sẽ có chiều cao vượt trội, sức khoẻ tốt hơn nhiều so với nhóm không bao giờ ngủ trưa. 

 
Sức khoẻ cũng ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. (Ảnh: Gia Đình)
Sức khoẻ cũng ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. (Ảnh: Gia Đình)

Những điều trên chính là lý do các bậc phụ huynh nên rèn luyện thói quen ngủ trưa cho trẻ. Muốn vậy, mọi người có thể làm theo những cách được đăng tải trên trang Phụ Nữ Việt Nam như sau: 

Không bắt ép mà hãy hướng dẫn con

Nhiều cha mẹ thường bắt ép con phải đi ngủ trưa nhưng chính mình lại không làm vậy. Trẻ khi thấy thế sẽ cho rằng việc ngủ trưa là không cần thiết nên bắt chước theo bố mẹ. Thậm chí, nhiều em nhỏ còn tìm cách để lừa bố mẹ là mình đã đi ngủ, sau đó lại cố tình thức qua trưa. Lâu dần điều đó sẽ hình thành thói quen tiêu cực. 

Để tránh tình trạng đó xảy ra, bố mẹ nên cho bé từ từ thích nghi với nhịp nghỉ trưa này. Đồng thời nếu được, hãy đọc một cuốn truyện hoặc chơi đùa cùng bé để tạo cảm giác an toàn cho con dễ đi vào giấc ngủ. 

Tạo môi trường ngủ tốt

Môi trường ngủ rất quan trọng đối với trẻ. Phụ huynh nên chọn một căn phòng thật yên tĩnh, tông màu ấm để trẻ có thể đi ngủ thoải mái và dễ dàng hơn. Còn nếu ở nhà trẻ thì mẹ không nên để bé ngủ chung chăn với các bạn nhỏ khác, đồng thời nhờ cô giáo theo dõi, không để âm thanh nào làm ồn, ảnh hưởng đến giấc ngủ của con.

 
Một trường mầm non xếp giường ngủ riêng cho các bé. (Ảnh: Trường mầm non La Bằng)
Một trường mầm non xếp giường ngủ riêng cho các bé. (Ảnh: Trường mầm non La Bằng)

Ngoài việc đảm bảo trẻ có giấc ngủ trưa đều đặn, các bậc phụ huynh cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng, tâm sinh lý của con. Như vậy, quá trình phát triển của trẻ mới được thuận lợi nhất.

Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!

"ĐẦU HÀNG" TRONG MỖI LÚC NGỦ - TƯ THẾ PHỔ BIẾN CỦA TRẺ SƠ SINH VÀ SỰ THẬT LÀM CHA MẸ BẤT NGỜ

Trẻ em khi ngủ trông rất đáng yêu. Chúng thường có những tư thế ngủ độc đáo và ngộ nghĩnh, khiến nhiều nhiều người không khỏi bật cười. Một trong số đó là dáng ngủ "đầu hàng", tức là giơ cả hai tay đang nắm “hờ” lên trên đầu.

Thực tế, đây là thế ngủ phổ biến ở mọi trẻ sơ sinh. Lý do bé có dáng ngủ đó là bởi vì nhiều yếu tố. Có thể là vì bản năng, bởi tư thế này có liên quan đến lúc thai nhi khi còn chưa chào đời. Do "căn nhà" đầu tiên của bé - bụng mẹ - khá chật chội nên em thường phải cong tay và chân. Đến khi ra đời, bé vẫn giữ dáng đó như một thói quen không thể thay đổi. 

Xem thêm tại đây