Nhiều vận động viên khiếm khuyết vươn lên trong cuộc sống

17:58 22/12/2021

Vào năm 2000, dân mạng xứ Trung ngỡ ngàng trước thông tin bé gái 4 tuổi gặp sự cố giao thông, khiến nửa phần thân dưới bị hư hại nặng không thể giữ lại đôi chân. Sau hơn 20 năm, bé gái đó đã thay đổi rất nhiều.

  
Nụ cười lạc quan của cô bé gặp sự cố từ năm 4 tuổi. (Ảnh: Sina) 
Nụ cười lạc quan của cô bé gặp sự cố từ năm 4 tuổi. (Ảnh: Sina)

Bước ngoặt thay đổi cuộc đời

Newsweek đưa tin, cho biết Qian Hongyan (sinh năm 1996) gặp sự cố năm lên 4 tuổi, gia đình rất nghèo nên không thể lắp chân giả cho em. Sau khi gặp nạn, Qian Hongyan trở nên lầm lì, ít nói hơn. May mắn, chỉ sau vài năm, nhờ sự động viên của gia đình và quan tâm từ bạn bè, cô bé đã lạc quan trở lại. 

Thương cháu nội, ông của Quan Hongyan đã dùng nửa quả bóng rổ, thay thế cho đôi chân của cô. Kể từ thời điểm đó, hình ảnh một bé gái di chuyển bằng tay, bên dưới là chiếc bóng rổ bị cắt một nửa khiến nhiều người xúc động.

 
Một trang đưa tin về Qian Hongyan. (Ảnh: Chụp màn hình/Newsweek)
Một trang đưa tin về Qian Hongyan. (Ảnh: Chụp màn hình/Newsweek)

Câu chuyện về lòng nghị lực của Qian Hongyan đã khiến Trung tâm Nghiên cứu Phục hồi Chức năng Bắc Kinh chú ý. Vào năm 2007, họ đã hỗ trợ Qian Hongyan lắp chân giả và tập vật lý trị liệu. Tiếp tục vượt qua thực tại, cô tham gia vào câu lạc bộ bơi lội cấp quốc gia dành cho người khuyết tật, được nhiều huấn luyện viên đánh giá cao. Mỗi ngày, Qian Hongyan đều đặn tập bơi 10.000m trong vòng 4 tiếng, dù bị sặc hay ngạt nước thì cô cũng không từ bỏ, cố gắng từng ngày để trở thành vận động viên chuyên nghiệp.

 
Cô bé được tập vật lý trị liệu và làm chân giả. (Ảnh: Weibo)
Cô bé được tập vật lý trị liệu và làm chân giả. (Ảnh: Weibo)

>>> Đừng quên: Tình bạn giữa hai người đàn ông khuyết tật: Dựa vào nhau mà kiếm sống

Thành công mỉm cười sau rất nhiều nỗ lực

Newsweek đưa tin, Qian Hongyan được đào tạo rất nhiều kiểu bơi, khá đa dạng. Vào năm 2009, cô giành 3 huy chương vàng trong cuộc thi cấp tỉnh. Cùng thời gian này, cô nhận được 1 huy chương vàng và 2 huy chương bạc trong cuộc thị cấp quốc gia. Công nhận sự cố gắng đó, mọi người gọi Qian Hongyan là "cô gái người cá", nhằm khen ngợi tài năng xuất chúng của cô.

 
Qian Hongyan trở thành vận động viên bơi lội. (Ảnh: Sohu)
Qian Hongyan trở thành vận động viên bơi lội. (Ảnh: Sohu)

Năm 2014, "cô bé bóng rổ" quay trở lại và giành chức vô định ở hạng mục bơi ếch 100m. Trả lời trước báo chí, cô nói: "Sau giờ học, các bạn khác có thể chạy nhảy vui đùa, còn tôi thì không. Thế nhưng lúc ở dưới bể bơi thì tôi với mọi người đều giống như nhau, và đây chính là nguyên nhân khiến tôi thích bơi lội".

 
Cô hiện đang làm việc tại trung tâm hỗ trợ người khuyết tật. (Ảnh: Sina)
Cô hiện đang làm việc tại trung tâm hỗ trợ người khuyết tật. (Ảnh: Sina)

Hơn 20 năm sau biến cố, Qian Hongyan đã trở thành nhân viên tại trung tâm phục vụ người khiếm khuyết, mang đến nụ cười và năng lượng tích cực dành cho mọi người. Đáng chú ý, cô đã tìm kiếm được tình yêu, hạnh phúc bên người đàn ông của cuộc đời mình.

Chia sẻ về sự cố khiến bản thân mất đi đôi chân, "cô bé người cá" không còn buồn mà gửi lời cảm ơn vì "đây là một phần mà cuộc đời em bắt buộc phải trải qua, một khi vượt qua sẽ có thể biến đau thương thành kỳ tích".

>>> Bài viết liên quan: Dành dụm cả năm để mua điện thoại, chủ tiệm xúc động tặng luôn anh vé số khuyết tật điện thoại

Chàng trai khuyết tật trở thành vận động viên phá kỷ lục thế giới

Không chỉ Qian Hongyan, dân mạng còn từng xúc động trước sự nỗ lực của Su Huawei (sinh năm 1981, Hong Kong). Cụ thể, từ nhỏ Su Huawei đã mắc căn bệnh vàng da hiếm gặp, gây co cơ, chuột rút, vận động khó khăn và thính lực thì vô cùng kém. Mẹ của anh chỉ là một công nhân nhưng bà vẫn cố gắng để nuôi con, giúp cậu bé vực dậy, thoát khỏi số phận nghiệt ngã. 

Su Huawei được nhận vào trường dành cho người khuyết tật ở Hong Kong và tham gia tuyển điền kinh từ năm 1994. Năm 1996, Su đã mang chiếc huy chương vàng đầu tiên trong lịch sử tại Thế vận hội Paralympics về nước. Tại Thế vận hội Paralympic Sydney 2000, anh giành được huy chương vàng cá nhân ở các cự ly100m, 200m và 400m, giữ 3 kỷ lục thế giới. Đặc biệt nhất, tại Paralympic Bắc Kinh 2008, chàng trai sinh năm 1981 đã giành huy chương vàng cự ly 200m nam với 24,65 giây, phá kỷ lục thế giới. Sau nhiều năm hoạt động trong nghề, anh đã giải nghệ nhưng vẫn được mọi người yêu mến.

 
Chàng trai mắc bệnh lạ, vượt lên chính mình để trở nên thành công. (Ảnh: Weibo)
Chàng trai mắc bệnh lạ, vượt lên chính mình để trở nên thành công. (Ảnh: Weibo)

Những câu chuyện về các vận động viên khuyết tật, luôn vươn lên trong cuộc sống hiện vẫn đang được quan tâm. Trong câu chuyện này, bạn có suy nghĩ như thế nào? Hãy cùng chia sẻ nhé!

Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!

TỪNG BỊ TỪ CHỐI VIỆC LÀM 20 LẦN, CHÀNG TRAI KHUYẾT TẬT GIỜ LÀM ÔNG CHỦ

 Lê Thúc Vinh gặp vấn đề về cột sống ngay từ khi rất nhỏ. Gia đình anh rất nghèo, vì không có tiền chữa trị nên Vinh đành sống cảnh lưng sống xiêu vẹo tới 130 độ. Được biết, sau khi ra trường, anh đã mang hồ sơ đi xin việc rất nhiều nơi nhưng không công ty nào nhận, tính sơ qua cũng hơn 20 lần. May mắn, một người làm bên mảng công nghệ thông tin đã nhận anh vào làm, trao cơ hội để Vinh được cống hiến những điều cống ích cho xã hội.

Nhờ hành động đẹp đó, anh Vinh đã có nhiều động lực trong cuộc sống, nỗ lực làm việc và mở công ty riêng. "Công ty đã giúp đỡ, hỗ trợ và đào tạo nghề cho hơn 60 bạn khuyết tật, đồng thời cũng đã nhận 13 bạn làm nhân viên chính thức với mức lương 7 triệu đồng/tháng" - anh Vinh chia sẻ.