Sau khi liên tiếp xảy các vụ tấn công khủng bố sau vụ tấn công kinh hoàng ở tòa soạn Charlie Hebdo tại Paris, nhà sáng lập và CEO Facebook đã thề sẽ từ chối tất cả những cố gắng của các phần tử cực đoan để kiểm duyệt nội dung trên mạng xã hội.
Trên trang cá nhân của mình, anh viết: “Chúng tôi đấu tranh vì những quan điểm khác nhau – thậm chí đôi khi gây xúc phạm – để có thể khiến thế giới thành một nơi tốt đẹp và thú vị hơn.” Mark tiết lộ vài năm trước anh đã bị “một nhóm cực đoan Pakistan dọa xử tử vì Facebook từ chối gỡ nội dung về Nhà tiên tri Muhammad khiến họ cảm thấy bị xúc phạm.”
Trong quá khứ, Facebook từng bị chỉ trích vì thất bại trong việc loại bỏ những nội dung gây xúc phạm, bao gồm cả video chặt đầu. Nhưng Mark kiên quyết rằng anh sẽ không để những phần tử cực đoan tạo ảnh hưởng lên nội dung được chia sẻ trên thế giới.
Anh viết thêm: “Facebook đã và đang là nơi mọi người khắp thế giới chia sẻ các cách nhìn và ý tưởng. Chúng tôi làm theo luật của mỗi quốc gia, nhưng chúng tôi không bao giờ để một đất nước hoặc một nhóm người quyết định người dân thế giới chia sẻ những gì.
Nhưng khi tôi nghĩ lại về vụ tấn công và kinh nghiệm riêng của chính tôi với thành phần cực đoan, đây là tất cả những gì chúng ta cần phải từ chối – một nhóm phần tử cực đoan cố gắng bịt miệng ý kiến của người khác trên thế giới.
Tôi sẽ không để điều đó xảy ra trên Facebook. Tôi cam kết xây dựng một dịch vụ nơi bạn có thể tự do phát biểu mà không sợ đe dọa bạo lực.”
Dòng trạng thái của Mark Zuckerberg
Charlie Hebdo là đối tượng của chiến dịch khủng bố từ năm 2011, khi các văn phòng của họ bị đánh bom sau khi xuất bản ấn bản “do khách mời biên tập” trong đó có nội dung châm biếm nhà tiên tri Muhammad. Tạp chí đã tiếp tục cho đăng những hình ảnh tương tự gần đây, điều được cho là động cơ đằng sau những vụ tấn công mới nhất.
Facebook gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm duyệt nội dung, nếu gỡ một video đặc biệt hay một hình ảnh được cho là “xúc phạm”, họ sẽ bị tố là kiểm duyệt nội dung người dùng. Nhưng nếu không gỡ xuống, họ lại bị tố là tạo điều kiện cho việc chia sẻ các tài liệu có nội dung xấu.
Trong quá khứ, Facebook đã ban hành tiêu chuẩn bổ sung cho chính sách gỡ nội dung, phân biệt giữa nội dung xúc phạm được chia sẻ và nội dung được chia sẻ để tôn vinh một vấn đề cụ thể. Ví dụ, nếu ai đó chia sẻ video không với mục đích ca ngợi chủ nghĩa khủng bố và bao gồm tin nhắn cảnh báo, nó có thể được giữ lại. Nhưng nếu họ chia sẻ nội dung ca ngợi bạo lực, nó sẽ bị xóa. Tất cả đều phụ thuộc vào hoàn cảnh.
Trong trường hợp chia sẻ ảnh nhà tiên tri Muhammad trên Facebook, Mark quả quyết rằng anh sẽ không cúi đầu trước áp lực từ các nhóm cực đoan. Nhưng không chính sách của công ti chưa nêu rõ nếu một người cố tình chia sẻ ảnh khiêu khích, xúc phạm tín ngưỡng Hồi giáo, những hình ảnh đó có bị xóa đi hay không. Tất cả đều phụ thuộc vào hoàn cảnh, nên dựa trên hướng dẫn chung của Facebook, một số trường hợp vẫn có thể được thảo luận để gỡ ảnh trong những văn cảnh cụ thể.