Mắc Covid-19 sau khi tiêm mũi cơ bản, người bệnh vẫn cần tiêm mũi 3

10:50 19/12/2021

Thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh tại nước ta đang diễn biến vô cùng phức tạp. Vì vậy, nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh đã được tăng cường hơn trước. Trong số đó có công tác tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 cho bà con, đặc biệt là liều bổ sung, nhắc lại. 

 
Một điểm tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho bà con. (Ảnh: Đảng bộ TP.HCM)
Một điểm tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho bà con. (Ảnh: Đảng bộ TP.HCM)

Zing News đăng tải, mới đây Bộ Y tế đã gửi một văn bản đến các địa phương và đơn vị liên quan về việc tiêm vaccine phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại. Trong các nội dung được nêu ra, Bộ nhấn mạnh, những người đã mắc Covid-19 có thể tiêm vaccine ngay sau khi hồi phục và hoàn thành cách ly y tế theo quy định. Tuy nhiên khoảng cách tối thiểu giữa mũi nhắc lại và mũi cuối cùng của liều cơ bản phải cách nhau 3 tháng (thay vì 6 tháng như trước đây).

Cũng theo hướng dẫn của Bộ Y tế, mũi tiêm nhắc lại sẽ được tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên đã bao phủ đủ liều cơ bản hoặc bổ sung. Bộ cũng yêu cầu các đơn vị phải đảm bảo bao phủ liều nhắc lại cho toàn bộ người có nguy cơ cao, cụ thể là người có bệnh nền, cần chăm sóc dài hạn tại cơ sở y tế, người trên 50 tuổi và nhân viên y tế, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19.

 
Nhân viên y tế cẩn thận tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho bà con. (Ảnh: TTXVN)
Nhân viên y tế cẩn thận tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho bà con. (Ảnh: TTXVN)

Mới đây, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cũng khuyến cáo, khi biến chủng Omicron bắt đầu phổ biến trên khắp thế giới, tất cả người trưởng thành trên 18 tuổi nên tiêm mũi nhắc lại ngay khi đủ điều kiện. Đây là điều cần thiết ngay cả khi bạn từng mắc Covid-19 dù đã tiêm đủ liều, hay còn gọi là nhiễm trùng đột phá.

Thực tế, kết luận từ nhiều nghiên cứu cho thấy, sau khi bị nhiễm trùng đột phá, bệnh nhân cũng tăng khả năng miễn dịch tự nhiên với virus. Tuy nhiên, vaccine có khả năng miễn dịch hiệu quả và tồn tại lâu hơn khả năng bảo vệ sau khi mắc Covid-19. Vì vậy, ngay khi khỏi bệnh, không còn triệu chứng, sức khoẻ hồi phục và hết thời gian cách ly theo quy định, bạn nên tiêm ngay vaccine mũi thứ 3.


Vaccine Covid-19 nội địa của Việt Nam có tác dụng cả với biến chủng mới.

Tuy nhiên, một số trường hợp cụ thể nên chờ thêm 90 ngày sau khi khỏi bệnh để tiêm liều nhắc lại, cụ thể là:

- Người đang được điều trị bằng kháng thể đơn dòng hoặc huyết tương.

- Người được chẩn đoán mắc hội chứng viêm đa hệ (MIS-A hoặc MIS-C). Trường hợp này cần hỏi kỹ bác sĩ trước khi tiêm.

Tóm lại, dù có bị nhiễm trùng đột phá hay không, mọi người cũng cần phải chờ đến khi đủ điều kiện để tiêm mũi 3 theo đúng quy định đưa ra. Theo khuyến cáo của CDC, tất cả người từ 16 tuổi trở lên (đối với người tiêm vaccine Pfizer) và trên 18 tuổi (với người tiêm vaccine Moderna) nên tiêm mũi nhắc lại ít nhất sáu tháng sau khi tiêm liều thứ hai.

 
Công tác tiêm chủng phải được thực hiện theo đúng hướng dẫn, quy định của Bộ Y tế. (Ảnh: VietnamPlus)
Công tác tiêm chủng phải được thực hiện theo đúng hướng dẫn, quy định của Bộ Y tế. (Ảnh: VietnamPlus)

Bên cạnh việc tiêm chủng, bà con cũng nên chủ động bảo vệ sức khoẻ bản thân bằng cách cố gắng tăng cường hệ miễn dịch, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định phòng chống Covid-19 như đeo khẩu trang, dùng nước sát khuẩn...

Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!

VIỆT NAM RÚT NGẮN LỊCH TIÊM MŨI BỔ SUNG

Cũng trong văn bản gửi sở y tế các tỉnh, thành phố; Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur; Cục Y tế, Bộ Công an, Cục Quân y, Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng vào ngày 17/12, Bộ Y tế đã nêu rõ nhóm đối tượng cần tiêm liều bổ sung là những người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người cấy ghép tạng, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng...

Hiện nay, theo quy định mới nhất của Bộ Y tế, mũi nhắc lại phải cách mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 3 tháng. Như vậy, thời gian tiêm mũi bổ sung đã rút ngắn xuống còn 3 tháng, thay vì 6 tháng như hướng dẫn ban đầu do Bộ Y tế ban hành.