Theo đó, toàn bộ từ phần gốc đến thân của cây sưa đỏ được bảo vệ bằng những thanh sắt to cỡ phi 16. Cây có chiều cao khoảng trên 10m, đường kính trên 1m, cỡ 2 người ôm. Hiện nay, phần gốc cây xuất hiện nhiều vết nứt, dọc phần nhánh cây bị cắt gần như đã khô và bong tróc vỏ.
Sáng 8/10, trao đổi với PV ông Nguyễn Văn Chính - Chủ tịch UBND xã Hòa Chính (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) cho hay: Ngày 5/10 vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có văn bản đồng ý cho phép người dân ở thôn Phụ Chính được bán cây sưa từng được trả giá 100 tỷ đồng.
Theo ông Chính, văn bản đã được TP gửi về địa phương, tới đây, Chi cục Kiểm lâm - Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Hà Nội cùng UBND huyện sẽ về làm thủ tục cụ thể. Cũng theo ông, việc mua bán cây sưa 100 tỷ này nếu được TP đồng ý sẽ thực hiện theo hình thức đấu giá công khai.
"Người dân địa phương hết sức phấn khởi bởi đã xin phép bán từ rất lâu... Sau khi các cấp, các ngành chức năng làm việc cụ thể thì sẽ bàn đến các bước tiếp", ông Chính chia sẻ.
Cây sưa thuộc loại sưa đỏ có tuổi đời trên 130 năm, nằm trong khuôn viên chùa làng Phụ Chính.
Qua tìm hiểu được biết, người dân thôn Phụ Chính đã có nguyện vọng được bán cây sưa đỏ này từ lâu vì vài năm gần đây cây có hiện tượng bị khô, mục, xuống cấp. Cây sưa trên là loại sưa đỏ có tuổi đời trên 130 năm, nằm trong khuôn viên chùa làng Phụ Chính. Cây sưa được người dân “mặc áo giáp sắt” chống trộm và canh mật cẩn thận.
Cây có chiều cao khoảng trên 10m, đường kính trên 1m, cỡ 2 người ôm.
Vì đâu cây sưa "mặc áo giáp sắt"?
Theo đó, toàn bộ từ phần gốc đến thân của cây sưa đỏ được bảo vệ bằng những thanh sắt to cỡ phi 16. Cây có chiều cao khoảng trên 10m, đường kính trên 1m, cỡ 2 người ôm. Hiện nay, phần gốc cây xuất hiện nhiều vết nứt, mối, bọ làm tổ dày đặc, dọc phần nhánh cây bị cắt đã có dấu hiệu khô và bong tróc vỏ.
Bên cạnh đó, cây sưa nhỏ hơn cũng được bảo vệ bằng những dây thép gai. Cây cao khoảng 20m, đường kính cỡ 1 người ôm, thân cây cũng xuất hiện 1 lỗ rỗng lớn. Cây sưa quý này có 2 nhánh lớn, tuy nhiên, 1 nhánh đã bị gãy đổ và được bán theo hình thức đấu giá cho một đại gia gỗ Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh) với giá 20,5 tỷ đồng vào năm 2010. Vụ mua bán đã gây nên những lùm xùm trong một thời gian dài.
Nhiều mẩu giấy đe dọa lần lượt gửi đến người dân.
Việc bán cây sưa hơn 130 năm tuổi là mong mỏi nhiều năm nay của bà con trong thôn vừa để có kinh phí trùng tu các công trình phúc lợi, vừa để người dân an tâm. Bởi có quá nhiều rắc rối quanh cây sưa này đã xảy ra với bà con. Từ cây sưa, trộm hoành hành, đe dọa dân làng, khiến bà con ăn không ngon ngủ không yên chỉ vì trông chừng một gốc cây gỗ mục từng ngày.
Trước đó, một nhánh của cây sưa quý đã bị trộm cuỗm đi vào đêm mưa gió bão bùng năm 2012. Vụ trộm ly kỳ khiến dân làng bán tán không ngớt.
Sau vụ trộm, bà con thức trắng đêm ra sức trông cây sưa, thậm chí cả làng còn hùn tiền mua thép về làm "áo giáp sắt" bảo vệ sưa. Dân làng thuê 2 người khỏe mạnh trông coi sưa ban đêm, mỗi người được trả công 100 ngàn đồng.
Gay gắt nhất là thời điểm người dân trong làng sau khi thức trắng trông cây sưa trở về thì nhận được rất nhiều tờ giấy đe dọa khi ra sức bảo vệ sưa.
Vị trí nhánh cây sưa cắt trước đây được đấu giá hơn 31 tỉ đồng (Ảnh: Nguyễn Trường)
Được biết, năm 2011 Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) từng có văn bản xác nhận cây gỗ sưa này là cây trồng phân tán do người dân thôn Phụ Chính quản lý, chăm sóc, bảo vệ. Chính vì thế, việc khai thác sử dụng cây sưa do dân làng tự quyết định, đồng thời báo cáo UBND xã Hòa Chính kiểm tra xác nhận.